Cố Luân Công chúa
Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 6/2023) |
Một phần của loạt bài về |
Tước vị quý tộc nhà Thanh |
---|
Cố Luân Công chúa (giản thể: 固伦公主, phồn thể: 固倫公主, tiếng Mãn: ᡤᡠᡵᡠᠨ ᡳ
ᡤᡠᠩᠵᡠ, Möllendorff: gurun i gungju, đại từ điển: gurun i gungzhu, Abkai: gurun-i gungju) là một phong hào của con gái hoàng đế nhà Thanh. Trong tiếng Mãn, "Cố Luân" có nghĩa là "thiên hạ".
Vào thời nhà Hậu Kim, các hoàng nữ và con gái nhà tôn thất đều được gọi chung là Cách cách, sau khi Hoàng Thái Cực lập nên nhà Thanh năm 1636, ông phỏng theo chế độ quý tộc nhà Minh, con gái của hoàng đế bắt đầu được gọi là "Công chúa", đồng thời quy định con gái của hoàng hậu (tức trung cung) được phong là "Cố Luân Công chúa", con gái của phi tần được phong là "Hòa Thạc Công chúa"; con gái của thân vương được xưng là "Hòa Thạc cách cách" (quận chúa), con gái quận vương xưng là "Đa La cách cách" (huyện chúa).
Cố Luân Công chúa tuy là phong hào mà con gái của hoàng hậu được hưởng, nhưng cũng không thiếu con gái của phi tần, thân vương hoặc tôn thất được phá cách gia phong làm Cố Luân Công chúa, ví dụ: con gái thứ mười của Khang Hi là Hòa Thạc Thuần Khác Công chúa sau khi qua đời nhiều năm, nhờ vào quân công của trượng phu là Sách Lăng nên được Ung Chính truy phong làm Cố Luân Công chúa. Nhưng phần nhiều những hoàng nữ, con gái Thân vương, Tông thất được đặc cách gia phong là do bản thân hoặc mẹ đẻ được sủng ái, ví dụ: con gái thứ mười của Càn Long là Cố Luân Hòa Hiếu công chúa, vốn là con của phi tần, nhưng lại được Càn Long đặc biệt sủng ái nên được phá cách phong làm Cố Luân Công chúa; con gái duy nhất của Hàm Phong là Cố Luân Vinh An công chúa, vốn cũng là con gái phi tần, nhưng được lưỡng cung Hoàng thái hậu (Từ An và Từ Hi) gia ân mà được đặc cách phong làm Cố Luân Công chúa.