Bước tới nội dung

Cầu Bir-Hakeim

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cầu Bir-Hakeim
Cầu Bir-Hakeim buổi tối
Vị tríParis, Pháp
Bắc quasông Seine
Tọa độ48°51′20″B 02°17′16″Đ / 48,85556°B 2,28778°Đ / 48.85556; 2.28778
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu thép
Tổng chiều dài237 m
Rộng24,7 m
Lịch sử
Tổng thầuJean-Camille Formigé
Louis Biette
Khởi công1903
Đã thông xe1905
Vị trí
Map

Cầu Bir-Hakeim (tiếng Pháp: Pont de Bir-Hakeim) hay tên cũ là Cầu Passy (Pont de Passy) là một cây cầu bắc qua sông Seine thuộc địa phận Paris, Pháp. Cây cầu này nối liền khu Passy (thuộc quận 16) ở bờ phải với khu Bir-Hakeim ở bờ trái (thuộc quận 15). Công trình này được xếp hạng là di tích lịch sử của Pháp ngày 10 tháng 7 năm 1986.

Métro Paris Bến tàu điện ngầmPassy hoặc Bir-Hakeim

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1878 cây cầu đầu tiên được xây dựng tại vị trí của cầu Bir-Hakeim ngày nay, đó là một cầu đi bộ nhỏ có tên Cầu Passy. Từ năm 1903 đến năm 1905 cây cầu này được xây dựng lại năm 1905 dưới sự giám sát của Louis Biette, được trang trí bởi kiến trúc sư Camille-Jean Formigé (Kiến trúc sư trưởng Paris) và do công ty Daydé & Pillé thi công. Năm 1948 cầu được đổi tên thành Cầu Bir-Hakeim để tưởng niệm trận Bir Hakeim (Lybia, 1942) nơi lực lượng Pháp do tướng Kœnig chỉ huy đã thiệt hại 140 lính.

Cầu Bir-Hakeim có 2 tầng, 1 tầng cho người đi bộ và ô tô, tầng phía trên dành cho tuyến số 6 của tàu điện ngầm Paris. Phần cầu cạn phía trên này được đỡ bởi một hàng cột kim loại và một vòm gạch trung tâm (tại đoạn cắt qua Île aux Cygnes). Tại vòm gạch này người ta đặt 4 bức tượng bằng đá: Bức "La Science et Le Travail" của Jules Coutan ở phía thượng lưu, bức "L'Électricité et Le Commerce" của Jean-Antoine Injalbert ở phía hạ lưu, ở tầng dưới là bức "La France renaissante" của Wederkinch (do Hoàng gia Đan Mạch tặng chính phủ Pháp năm 1930). Cũng tại đoạn cắt qua Île aux Cygnes người đi bộ có thể xuống hòn đảo này để thăm bản sao của tượng Nữ thần Tự do và quay trở lại bờ bằng một cây cầu khác, cầu Grenelle. Các trụ cầu được trang trí bằng các bức tượng của Gustave Michel. Người ta đặt dọc cầu rất nhiều bia tưởng niệm, phần lớn là dành cho các binh lính Pháp đã thiệt mạng ở châu Phi trong thời gian Thế chiến thứ hai.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí trên sông Seine
Hạ lưu:
Cầu Rouelle
Vị trí trên sông Seine trong Paris Thượng lưu:
Cầu Iéna