Bước tới nội dung

Cô lập carbon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sơ đồ cho thấy cả quá trình cô lập phát thải carbon dioxide từ nhà máy chạy bằng than trên mặt đất và dưới lòng đất

Cô lập carbon, hay còn gọi là thu giữ carbon là quá trình liên quan tới việc cố định carbon và tích trữ lâu dài carbon dioxide trong khí quyển.[1] Cô lập carbon bao gồm quá trình tích trữ lâu dài carbon dioxide hoặc các dạng khác của carbon để giảm thiểu hoặc làm chậm lại biến đổi khí hậu. Nó đã được đề xuất như là một cách để làm chậm sự tích lũy khí nhà kính trong khí quyển và trong nước, thứ được thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.[2]

Cacbon dioxide (CO2) được bắt giữ một cách tự nhiên từ khí quyển thông qua các quá trình vật lý, hóa học và sinh học.[3] Các quá trình nhân tạo đã được phát minh để tạo ra kết quả tương tự, bao gồm việc bắt giữ và cô lập nhân tạo trên diện rộng CO2 được thải ra trong công nghiệp sử dụng tầng ngậm nước mặn ngầm, kho dự trữ, nước biểnmỏ dầu cũ, hoặc các bể chứa carbon khác.

Các quá trình sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]
Một đợt nở rộ thực vật phù du dưới Nam Đại Tây Dương, ngoài khơi Argentina. Khuyến khích việc nở như vậy với việc bón sắt có thể khóa carbon ở đáy đại dương.

Cô lập sinh học hay còn gọi là cô lập carbon thông qua các quá trình sinh học ảnh hưởng tới chu trình carbon toàn cầu. Một số ví dụ là các sự kiện dao động khí hậu lớn, như giả thuyết về sự kiện bèo hoa dâu đã tạo ra khí hậu Bắc cực hiện tại. Các quá trình đó đã tạo ra nhiên liệu hóa thạch, cũng như là đá vôi. Bằng cách điều khiển các quá trình này, các kĩ sư địa cầu mong muốn nâng cao quá trình cô lập carbon.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sedjo, Roger; Sohngen, Brent (2012). “Carbon Sequestration in Forests and Soils”. Annual Review of Resource Economics. Annual Reviews. 4: 127–144. doi:10.1146/annurev-resource-083110-118631.
  2. ^ Hodrien, Chris (ngày 24 tháng 10 năm 2008). Squaring the Circle on Coal - Carbon Capture and Storage (PDF). Claverton Energy Group Conference, Bath. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ “Energy Terms Glossary S”. Nebraska Energy Office. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2010.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]