Cái Vồn
Cái Vồn
|
|||
---|---|---|---|
Phường | |||
Phường Cái Vồn | |||
Nhà ven sông ở Cái Vồn | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Vĩnh Long | ||
Thị xã | Bình Minh | ||
Trụ sở UBND | Tổ 12, khóm 1 | ||
Thành lập | 28/12/2012[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°04′02″B 105°49′17″Đ / 10,067111°B 105,8213°Đ | |||
| |||
Diện tích | 2,19 km² | ||
Dân số (2012) | |||
Tổng cộng | 18.375 người | ||
Mật độ | 8.385 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 29770[2] | ||
Cái Vồn là một phường thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Cái Vồn có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp phường Đông Thuận và xã Thuận An
- Phía tây giáp phường Thành Phước
- Phía nam giáp xã Mỹ Hòa
- Phía bắc giáp phường Thành Phước và xã Thuận An.
Phường có diện tích 2,19 km², dân số năm 2012 là 18.375 người[1], mật độ dân số đạt 8.385 người/km².
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Cái Vồn được chia thành 5 khóm: 1, 2, 3, 4, 5.[3]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Cái Vồn vốn là tên một ngôi chợ thuộc thôn Mỹ Thuận, tổng An Trường, huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang dưới thời Nguyễn. Cái Vồn còn được gọi là Cái Nhồn, theo cách gọi người miền Tây.
Năm 1932, Cái Vồn trở thành tên một quận thuộc tỉnh Cần Thơ dưới thời Pháp thuộc, do đổi tên từ quận Trà Ôn trước đó.
Năm 1957, quận Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long được thành lập theo Nghị định số 10-BNV-NC-NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quận lỵ đặt tại Cái Vồn, về mặt hành chính thuộc xã Mỹ Thuận.
Sau năm 1975, Cái Vồn là thị trấn huyện lỵ huyện Bình Minh, được thành lập do tách đất từ xã Thành Lợi (ấp Thành Phước thuộc khu vực phà Hậu Giang tức phường Thành Phước ngày nay và khóm 2-3-4 phường Cái Vồn ngày nay) và một phần nhỏ xã Mỹ Thuận (ấp Mỹ Thới thuộc khu vực quận lỵ trước đây, tức khóm 1 phường Cái Vồn ngày nay).
Ngày 17 tháng 9 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 844/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Cái Vồn là đô thị loại IV.[4]
Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 89/NQ-CP[1]. Theo đó:
- Chuyển huyện Bình Minh thành thị xã Bình Minh
- Thành lập phường Cái Vồn trên cơ sở điều chỉnh 175,53 ha diện tích tự nhiên, 14.523 người của thị trấn Cái Vồn và 43,62 ha diện tích tự nhiên, 3.852 người của xã Thuận An
- Thành lập phường Thành Phước trên cơ sở điều chỉnh 359,93 ha diện tích tự nhiên và 13.703 người còn lại của thị trấn Cái Vồn.
Sau khi thành lập, phường Cái Vồn có 219,15 ha diện tích tự nhiên và 18.375 người.
Tiền thân của phường là các khóm 1, 2, 3, 4 của thị trấn Cái Vồn cũ và một phần của các ấp Thuận Thới và Thuận Tân A của xã Thuận An.
Hiện nay, phường Cái Vồn được chia thành 5 khóm: 1, 2, 3, 4, 5. Khóm 5 được hình thành từ phần diện tích của xã Thuận An cũ.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Nghị quyết 89/NQ-CP về việc thành lập thị xã Bình Minh và điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các phường thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Vĩnh Long” (PDF). Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam. 26 tháng 7 năm 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.
- ^ “Công nhận thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long là đô thị loại IV”.