Bước tới nội dung

Cá voi có răng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cá voi có răng
Khoảng thời gian tồn tại: 33.9–0 triệu năm trước đây Oligocene sớm - nay[1]
Theo chiều kim đồng hồ từ bên trái trên cùng: cá ông chuông, cá heo sông Amazon, cá voi trắngcá heo mũi chai
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Artiodactyla
Phân thứ bộ: Cetacea
Tiểu bộ: Odontoceti
Flower, 1867
Các họ
Xem trong bài
Tính đa dạng
Khoảng 73 loài

Tiểu bộ Cá voi có răng (danh pháp khoa học: Odontoceti) là một tiểu bộ thuộc phân thứ bộ Cá voi (Cetacea). Tiểu bộ này bao gồm các loài cá nhà táng, cá voi mỏ, các loài cá heo, cá hổ kình v.v[2]. Đặc điểm những loài thuộc tiểu bộ này có là có răng, khác với tấm sừng của phân bộ Cá voi tấm sừng hàm (Mysticeti).

Theo các nghiên cứu hóa thạch thì cá voi tấm sừng trước kia cũng có răng, sau này mới tiến hóa thành tấm sừng, vì vậy để phân loại 2 phân bộ này các nhà khoa học không thể chỉ dựa vào răng mà phải so sánh nhiều đặc điểm khác nữa.

Cá voi có răng là những loài săn mồi nhanh nhẹn, thức ăn chủ yếu là cá, mực và có loài ăn thú biển.

Giải phẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá voi có răng chỉ có một lỗ phun nước trên đầu trong khi cá voi tấm sừng có 2 lỗ.[3]

Để thích nghi với kiểu định vị bằng âm thanh (siêu âm), sọ của cá voi có răng đã trở nên không đối xứng.

Bộ não của chúng tương đối lớn, tuy nhiên bộ não chỉ phát triển từ khi chúng sử dụng cách định vị bằng âm thanh. Hai bán cầu não của cá voi có răng kết nối kém với bộ phận gọi là "quả dưa" ("melon"-nơi tiếp nhận phản xạ của sóng âm).

Dây âm thanh trong thanh quản của Cá voi có răng không còn nữa, thay vào đó âm thanh được phát ra từ hệ thống lỗ phun nước., ngoài ra chúng không còn khả năng về khứu giác cũng như không còn tuyết nước bọt.

Trừ cá nhà táng ra tất cả cá voi có răng đều nhỏ hơn các loài cá voi tấm sừng. Loài có nhiều răng nhất là một số loài cá heo, có thể tới 100 chiếc răng, loài ít nhất là kỳ lân biển chỉ có duy nhất 1 chiếc răng ngà, còn các loài cá voi có mỏ chỉ có 1 đến 2 cặp răng ở con đực. Có những loài như cá nhà táng không sử dụng răng để ăn mà chỉ sử dụng như vũ khí và để "tỏ tình".

Định vị bằng âm thanh

[sửa | sửa mã nguồn]
Cá heo xác định con mồi bằng sóng âm

Định vị bằng âm thanh là cực kì quan trọng đối với cá voi có răng. Cá nhà táng sử dụng âm thanh tần số thấp (có thể là 50 kHz). Trong khi một số khác sử dụng băng tần hẹp với tần số cao (ví dụ các loài họ Phocoenidae, hay các loài chi Cephalorhynchus).

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “PBDB”. paleobiodb.org. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ “ITIS”.
  3. ^ Hooker, Sascha K. (2009). Perrin, William F.; Wursig, Bernd; Thewissen, J. G. M (biên tập). Encyclopedia of Marine Mammals (ấn bản thứ 2). 30 Corporate Drive, Burlington Ma. 01803: Academic Press. tr. 1173. ISBN 978-0-12-3733553-9 Kiểm tra giá trị |isbn=: số con số (trợ giúp).Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]