Bum Nưa
Bum Nưa
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Bum Nưa | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Tây Bắc Bộ | |
Tỉnh | Lai Châu | |
Huyện | Mường Tè | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 22°22′21″B 102°50′45″Đ / 22,372573°B 102,845791°Đ | ||
| ||
Diện tích | 74,40 km² | |
Dân số (2011) | ||
Tổng cộng | 3.103 người | |
Mật độ | 42 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 03466[1] | |
Bum Nưa là một xã thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Địa giới hành chính xã Bum Nưa:
- Phía đông giáp xã Hua Bum huyện Nậm Nhùn[2][3].
- Phía tây giáp xã Bum Tở và thị trấn Mường Tè[3].
- Phía nam giáp các xã Vàng San và Kan Hồ[3].
- Phía bắc giáp xã Pa Vệ Sủ[3].
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Bum Nưa có diện tích 74,40 km², dân số năm 2011 là 3.103 người[4], mật độ dân số đạt 42 người/km². Xã Bum Nưa được chia thành 4 bản: Bum Nưa, Mường Bum, Phiêng Khan, Sang Sui.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vùng đất xã Bum Nưa hiện nay, thời xưa thuộc đất Mường Boum, cùng với thị trấn Mường Tè và xã Bum Tở, xưa đều có chung một tên gọi bản địa (thổ âm) là Mường Bẩm[5] (hay Mương Bum, hoặc Mường Boum). Đầu thế kỷ XX, thời Pháp thuộc, Bum Nưa nằm trong khu Mường Boum châu Quỳnh Nhai tỉnh Lai Châu. Khu Mường Boum châu Quỳnh Nhai khi đó gồm các xã: Ban Nam Cao (扳南高, nay thuộc xã Hua Bum), Ta Tung (馱蹤, tức Ta Leng Po, nay thuộc Hua Bum), Ban Na Trát (扳那扎, nay thuộc Bum Nưa), Mường Boum (thị trấn Mường Tè), Mường Mò (猛摸, nay là Mường Mô).
Ngày 14 tháng 10 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP[4]. Theo đó, thành lập xã Vàng San trên cơ sở điều chỉnh 9.521,73 ha diện tích tự nhiên và 2.485 người của xã Bum Nưa.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
- ^ a b c d Theo trang thông tin điện tử huyện Phong Thổ.
- ^ a b “Nghị quyết số 97/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên, tỉnh Lai Châu”.
- ^ Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn toàn tập, trang 312.