Bước tới nội dung

Boeing–Saab T-7 Red Hawk

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
T-7 Red Hawk
Nguyên mẫu Boeing-Saab T-X
Kiểu Máy bay huấn luyện nâng cao
Quốc gia chế tạo Hoa Kỳ / Thụy Điển
Hãng sản xuất Boeing Defense, Space & Security / Saab AB
Chuyến bay đầu tiên Ngày 20 Tháng 12 năm 2016
Trang bị cho Không quân Hoa Kỳ
Được chế tạo Năm 2021 đến nay
Số lượng sản xuất 2 nguyên mẫu[1]

Boeing–Saab T-7 Red Hawk,[2] ban đầu được gọi là Boeing T-X (sau này là Boeing–Saab T-X),[3][4] là một loại máy bay huấn luyện phản lực siêu thanh tiên tiến nâng cao do Boeing của Hoa KỳSaab AB của Thụy Điển hợp tác sản xuất. Ngày 27 tháng 9 năm 2018, Không quân Hoa Kỳ (USAF) chọn mẫu máy bay này cho chương trình T-X để thay thế máy bay huấn luyện Northrop T-38 Talon đang hoạt động trong biên chế.

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ tư lệnh Huấn luyện và Đào tạo Trên không (AETC) của Không quân Mỹ bắt đầu phát triển mẫu máy bay huấn luyện mới để thay thế Northrop T-38 Talon vào đầu năm 2003. Ban đầu, mẫu máy bay mới được dự định sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2020. Nhưng sau khi một chiếc T-38C gặp sự cố khiến kíp lái hai người thiệt mạng vào năm 2008, USAF đã thay đổi mốc thời gian đạt hiệu suất hoạt động ban đầu (IOC) của máy bay mới là năm 2017.[5] Trong đề xuất ngân sách tài khóa năm 2013, USAF đề nghị trì hoãn thời gian máy bay mới đạt hiệu suất hoạt động ban đầu sang năm 2020 bằng việc ký hợp đồng ngoài mong muốn trước năm 2016.[6] Ngân sách bị thu hẹp và các dự án hiện đại hóa có mức độ ưu tiên cao hơn đã đẩy IOC của chương trình T-X đến "năm tài chính 2023 hoặc 2024". Mặc dù chương trình này hoàn toàn nằm ngoài ngân sách năm 2014, nhưng nó vẫn được xem là dự án ưu tiên hàng đầu.[7]

Boeing đã hợp tác với công ty hàng không vũ trụ Saab để tham gia cuộc thi đấu thầu cho chương trình T-7 của Không quân Mỹ. Ngày 13 tháng 9 năm 2016,[8] nguyên mẫu Boeing T-X được công bố, đây là một loại máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến nâng cao một động cơ với đuôi kép, hai chỗ ngồi trước và sau, thiết bị hạ cánh ba bánh có thể thu vào trong, sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đốt sau General Electric F404.[9][10] Chiếc T-X đầu tiên cất cánh vào ngày 20 tháng 12 năm 2016.[11][12] Boeing-Saab chính thức đăng ký sản phẩm dự thi của họ sau khi USAF mở thầu chương trình T-7 vào ngày 30 tháng 12 năm 2016.[13]

Ngày 27 tháng 9 năm 2018, các quan chức USAF thông báo rằng thiết kế của Boeing sẽ được chọn là máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến mới của họ theo hợp đồng trị giá lên tới 9,2 tỷ USD, trong đó sẽ mua 351 máy bay, 46 thiết bị mô phỏng, đào tạo và hỗ trợ bảo trì. Hợp đồng này có các lựa chọn cho tổng số 475 máy bay.[14][15][16][17] Quý 3 năm 2018, Boeing ghi nhận khoản phí trước thuế trị giá 691 triệu USD, một phần là do đến từ chương trình T-X.[18]

Hình ảnh công khai của Không quân Mỹ về chiếc T-7A Red Hawk với màu sơn Red Tail

Tháng 5 năm 2019, Saab thông báo họ sẽ mở một nhà máy sản xuất máy bay T-X ở tiểu bang Indiana cùng với Đại học Purdue.[19][20]

Ngày 16 tháng 9 năm 2019, Không quân Mỹ đặt tên cho mẫu máy bay này là "T-7A Red Hawk" để vinh danh Tuskegee Airmen - những người đã sơn đuôi máy bay của họ màu đỏ (chữ "Red"), và Curtiss P-40 Warhawk - một chiếc máy bay do Phi đội Huấn luyện Bay 99 vận hành, đây là phi đội máy bay tiêm kích da đen đầu tiên của Không quân Mỹ.[21][22]

Thiết kế chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 2 năm 2021.[23] Tháng 4 năm 2021, Saab giao một phần thân sau của T-7A cho nhà máy Boeing St. Louis, sau đó đến ngày 24 tháng 7 trong cùng năm thì tiếp tục giao phần thân sau thứ hai. Boeing sẽ tiến hành nối ghép phần thân sau của Saab với phần thân trước, vây, cánh và cụm đuôi để tạo thành một chiếc máy bay thử nghiệm hoàn chỉnh sử dụng trong chương trình bay thử nghiệm của Phát triển Kỹ thuật và Sản xuất (EMD).[24] Sau khi hoàn thành giai đoạn EMD, nhà máy mới của Saab ở West Lafayette, Indiana sẽ đóng vai trò là trung tâm sản xuất cho phần thân sau của T-7A và các hệ thống phụ như thủy lực, hệ thống nhiên liệu, nguồn điện phụ.[24] Saab đã phát triển phần mềm mới cho T-7 để giúp việc phát triển nhanh hơn cũng như chi phí rẻ hơn. T-7A được áp dụng sử dụng kỹ thuật số từ giai đoạn phát triển đến chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong vòng 36 tháng.[25] Mẫu máy bay này có dây chuyền sản xuất tiên tiến và số hóa, do đó chỉ mất 30 phút để ghép phần thân sau với phần cánh.[26] Quy trình chế tạo kỹ thuật số cho phép các kỹ thuật viên chế tạo máy bay với việc gia công và khoan lỗ tối thiểu trong quá trình lắp ráp.[27]

Chiếc T-7 phiên bản sản xuất đầu tiên được tung ra thị trường vào ngày 28 tháng 4 năm 2022.[28]

Boeing dự định chào hàng một phiên bản vũ trang của T-7 để thay thế các phi đội Northrop F-5Dassault/Dornier Alpha Jet đã lỗi thời trên khắp thế giới.[29]

Ngày 18 tháng 5 năm 2023, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO) công bố một báo cáo về chương trình T-7, trong đó nêu chi tiết các vấn đề về phần mềm và hệ thống an toàn cũng như các sự chậm trễ khác khiến Không quân Mỹ trì hoãn quyết định sản xuất đến tháng 2 năm 2025. Báo cáo cho biết lịch trình do Boeing cung cấp vào tháng 1 năm 2023 là lạc quan và phụ thuộc vào các giả định thuận lợi. Bất chấp việc sản xuất bị trì hoãn, báo cáo cũng lưu ý rằng Boeing vẫn lên kế hoạch sản xuất những chiếc T-7 đầu tiên vào đầu năm 2024.[30][31]

Ngày 28 tháng 6 năm 2023, chuyến bay đầu tiên của T-7A được tiến hành tại Sân bay Quốc tế Lambert St. Louis, bởi Thiếu tá Bryce Turner - một phi công thử nghiệm thuộc Phi đội Thử nghiệm Chuyến bay 416 đóng quân tại Căn cứ Không quân EdwardsCalifornia, và Steve Schmidt - phi công trưởng thử nghiệm T-7 của Boeing.[32][33]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế của T-7 cho phép nó có thể bổ sung thêm nhiều nhiệm vụ trong tương lai, chẳng hạn như tấn công phủ đầu và tiêm kích/cường kích hạng nhẹ.[34] Trong môi trường huấn luyện, nó được thiết kế đặc biệt cho các cuộc diễn tập ban đêm, có giới hạn G cao và khả năng cơ động tấn công góc độ cao, với ưu điểm là dễ bảo trì sửa chữa. Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đốt sau General Electric F404, nhưng nó tạo ra lực đẩy gấp ba lần tổng lực đẩy của hai động cơ phản lực trên chiếc T-38 Talon.[35]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Khách hàng tiềm năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Boeing đặt mục tiêu bán hơn 2.700 chiếc T-7 trên toàn cầu. Ngoài việc bán cho Không quân Mỹ, công ty cũng đang nhắm đến SerbiaÚc như những khách hàng quốc tế tiềm năng.[29]

Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) đang tìm cách thay thế 33 máy bay huấn luyện phản lực mô phỏng máy bay tiêm kích (LIF) BAE Systems Hawk Mk 127 được đặt hàng vào năm 1997. Boeing dự định sẽ tham gia đấu thầu chương trình LIFT của RAAF.[36]

Serbia đang xem T-7A là một sự lựa chọn thay thế khả thi cho Soko G-4 Super GalebSoko J-22 Orao của họ.[36]

Biến thể T-7B là một trong những ứng cử viên cho chương trình Máy bay Thay thế Chiến thuật của Hải quân Hoa Kỳ, với khả năng bán được 64 chiếc.[37][38]

Ngoài ra, biến thể F/T-7X là một trong những ứng cử viên cho chương trình Huấn luyện Chiến thuật Nâng cao của USAF, với khả năng bán được từ 100 đến 400 chiếc.[39][40][41]

Boeing cũng đã giới thiệu T-7 cho Không quân Brazil.[42][43]

Biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]
BTX-1
Hai nguyên mẫu đã được chế tạo để đánh giá:[44][45]
  • Nguyên mẫu N381TX: là nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo và là chiếc T-7 bay đầu tiên.
  • Nguyên mẫu N382TX: là nguyên mẫu thứ hai được sử dụng trong thử nghiệm.
T-7A Red Hawk
Phiên bản sản xuất cho Không quân Hoa Kỳ sau khi thắng thầu trong chương trình T-X để thay thế Northrop T-38 Talon.[29] Tên định danh trước khi giao hàng là eT-7A, nó được xác định là máy bay thiết kế bằng kỹ thuật số.[2][46]
T-7B
Biến thể được đề xuất cho chương trình Máy bay Thay thế Chiến thuật của Hải quân Hoa Kỳ, với khả năng bán được 64 chiếc.[37][38]
F/T-7X
Biến thể được đề xuất cho chương trình Huấn luyện Chiến thuật Nâng cao của Không quân Mỹ, với khả năng bán được từ 100 đến 400 chiếc.[39][40][41]

Quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
 Hoa Kỳ

Thông số kỹ thuật (T-7A)

[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu lấy từ Flight Global,[11] General Electric Aerospace Blog,[47] Air & Space Forces Magazine,[48] và Military Factory[49]

Đặc điểm tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kíp lái: 2 người (phi công và người hướng dẫn)
  • Chiều dài: 14,3 m (46 ft 11 in)
  • Sải cánh: 9,32 m (30 ft 7 in)
  • Chiều cao: 4,11 m (13 ft 6 in)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 5.500 kg (12.125 lb)
  • Động cơ: 1 × Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đốt sau General Electric F404-GE-103; lực đẩy khô 49 kN (11.000 lbf); lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội tăng áp (đốt sau) là 77 kN (17.200 lbf)

Hiệu suất bay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vận tốc tối đa: 1.300 km/h (808 dặm/giờ; 702 hải lý/giờ) / Mach 1,05
  • Vận tốc hành trình: 974 km/h (605 dặm/giờ; 526 hải lý/giờ)
  • Tầm bay: 1.830 km (1.140 dặm, 990 hải lý)
  • Trần bay: 15.240 m (50.000 ft)
  • Vận tốc tăng độ cao: 170,2 m/giây (33.500 ft/phút)

Máy bay có vai trò, cấu hình và thời đại tương đương

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trimble, Stephen (24 tháng 4 năm 2017). “Boeing/Saab fly second T-X test aircraft”. Flight Global. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ a b “T-7A Red Hawk begins U.S. Production”. Boeing. 19 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021. A new era in aircraft design and assembly has begun as the first U.S. portion of the Boeing-Saab eT-7A Red Hawk advanced trainer officially entered the jet's state-of-the-art production line.
  3. ^ “The Journey to West Lafayette”. Saab. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ “Advanced Pilot Training (T-X) Program”. CRS reports. Quốc hội Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Trimble, Stephan (22 tháng 6 năm 2010), “US Air Force, industry prepare for T-38 replacement”, Flight International, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2010.
  6. ^ “USAF delays T-38 trainer replacement to 2020”. Flight Global. 17 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
  7. ^ “Budget constraints delay new trainer”, Air force times, 15 tháng 5 năm 2013, Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2013, truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2023.
  8. ^ “Boeing T-X Sees the Light”. Boeing. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017.
  9. ^ “Boeing T-X Advanced Pilot Training system” (PDF). Saab. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2018.
  10. ^ “Boeing and Saab Sign Joint Development Agreement on T-X Family of Systems Training Competition”. Boeing. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017.
  11. ^ a b “Boeing and Saab complete first T-X flight”. Flight Global. 20 tháng 12 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2018.
  12. ^ Niles, Russ (20 tháng 12 năm 2016). “Boeing/Saab T-X First Flight”. AVweb. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  13. ^ Clark, Colin. “Boeing Takes T-X Lead as Northrop Joins Raytheon & Drops Out of T-X”. Breaking Defense. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
  14. ^ “Air Force awards $9B contract to Boeing for next training jet”. Defense News. 27 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2018.
  15. ^ “Air Force awards next-generation fighter and bomber trainer”. Saab. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2018.
  16. ^ O'Connor, Kate (2 tháng 10 năm 2018). “Air Force Selects New Combat Trainer”. AVweb. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2018.
  17. ^ “Boeing: It's Official: Boeing Wins T-X!”. Boeing. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2019.
  18. ^ Werner, Ben (30 tháng 4 năm 2020). “In Role Reversal, Boeing's Defense Programs Prop Up Commercial Business”. USNI News. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  19. ^ “Saab announces new U.S. site for advanced manufacturing and production” (bằng tiếng Anh). Saab. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2019.
  20. ^ “Saab's global defense and security company lands in Indiana, to open site near Purdue University”. Purdue (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2019.
  21. ^ “Air Force announces newest Red Tail: 'T-7A Red Hawk'. USAF. Secretary of the Air Force Public Affairs. 16 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019. The name Red Hawk honors the legacy of Tuskegee Airmen and pays homage to their signature red-tailed aircraft from World War II. ...The name is also a tribute to the Curtiss P-40 Warhawk, an American fighter aircraft that first flew in 1938 and was flown by the 99th Fighter Squadron, the U.S. Army Air Forces' first African American fighter squadron.
  22. ^ “This is the name of the Air Force's new training jet”. Defense News. 16 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2019.
  23. ^ O'Connor, Kate (24 tháng 2 năm 2021). “Boeing Begins T-7A Red Hawk Production”. AVweb. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2021.
  24. ^ a b “Saab delivers aft section of T-7A trainer for testing”. Global Defense Corp (bằng tiếng Anh). 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  25. ^ Rogoway, Tyler (16 tháng 9 năm 2019). “The Air Force's New T-X Jet Trainer Now Has an Official Name and Designation”. The Drive. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  26. ^ “The USAF Looking to Adopt Saab Design Methodologies to Arm T-7A Red Hawk or Develop F-36 Kingsnake”. Global Defense Corp. 6 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  27. ^ “Boeing Started Production of T-7A Red Hawk”. Global Defense Corp (bằng tiếng Anh). 8 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  28. ^ O'Connor, Kate (28 tháng 4 năm 2022). “Boeing Unveils First Air Force T-7A Red Hawk”. AVweb. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  29. ^ a b c “Boeing sees T-7 as combat replacement for Northrop F-5 and Dassault/Dornier Alpha Jet”. Flight Global. 14 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2020.
  30. ^ Stephen Losey (24 tháng 5 năm 2023). “GAO blasts T-7 delays, cites 'tenuous' Air Force-Boeing relationship”. Defense News. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2023.
  31. ^ “Advanced Pilot Trainer: Program Success Hinges on Better Managing Its Schedule and Providing Oversight”. Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ. 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2023.
  32. ^ T-7 Red Hawk trainer jet takes its first flight, Rachel S. Cohen, Defense News, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  33. ^ O'Connor, Kate (30 tháng 6 năm 2023). “U.S. Air Force Flies First T-7A Red Hawk”. AVweb. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  34. ^ “T-7A Red Hawk”. Boeing. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  35. ^ Johnson, Kimberly (3 tháng 5 năm 2022). “Boeing Unveils First USAF T-7A Red Hawk Trainer”. FLYING Magazine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  36. ^ a b Trevithick, Joseph (30 tháng 7 năm 2020). “Australia, Serbia Emerge As First Potential T-7A Red Hawk Jet Trainer Export Customers”. The Drive. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  37. ^ a b “Navy Follows Air Force In Wanting Another Jet Trainer Variant For Aggressor And Support Roles”. The drive. 21 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
  38. ^ a b “US Navy seeks new 'Aggressor' training aircraft”. Jane's.
  39. ^ a b Tirpak, John A. (14 tháng 12 năm 2021). “Lockheed to Offer 'Competitive Pricing' on T-50-Derived Advanced Fighter Trainer”. Air Force Magazine. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
  40. ^ a b “T-X: The Sequel? New Tactical Trainer Solicitation Could Reignite Rivalries”. Breaking defense. 27 tháng 10 năm 2021.
  41. ^ a b “Air Force Wants Hundreds More Jet Trainers Despite Already Buying T-7 Red Hawks”. The drive. 15 tháng 10 năm 2021.
  42. ^ “La Fuerza Aérea Brasileña interesada en aeronaves de patrulla P-8 Poseidon y entrenadores T-7 Red Hawk” [The Brazilian Air Force is interested in the P-8 Poseidon patrol aircraft and T-7 Red Hawk trainers]. Zona Militar (bằng tiếng Tây Ban Nha). 23 tháng 9 năm 2022.
  43. ^ “Comandante da FAB reúne-se com representantes da Boeing e da Saab” [FAB commander meet with Boeing and Saab representatives] (bằng tiếng Bồ Đào Nha). FAB. 23 tháng 9 năm 2022.
  44. ^ “Inquiry Results N381TX”. Registry N-Number. FAA.[liên kết hỏng]
  45. ^ “Inquiry Results N382TX”. Registry N-Number. FAA.[liên kết hỏng]
  46. ^ Reim2020-09-15T00:10:00 01:00, Garrett. “USAF's digitally engineered aircraft to receive 'e' prefix, starting with Boeing eT-7A”. Flight Global. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  47. ^ “Popular Choice: The GE F404-powered Boeing T-7A Trainer Named to "Best of What's New" List”. General Electric. 9 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2023.
  48. ^ “T-7A Red Hawk”. Airforce.
  49. ^ “Boeing-Saab T-7 Red Hawk (eT-7A)”. Military Factory. 29 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]