Biểu tượng không chính thức của Việt Nam
Ngoài các biểu tượng chính thức quốc kỳ, quốc huy, quốc ca..., Việt Nam còn có nhiều biểu tượng tượng trưng cho đất nước, con người chưa được công nhận chính thức. Một số biểu tượng không chính thức như rồng, chim lạc, hoa sen, cây tre, con trâu, con voi được một số ý kiến đồng thuận, được quần chúng thừa nhận rộng rãi trong và ngoài nước.
Người Việt được biết đến như là "Con Rồng cháu Tiên" theo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là thủy tổ của dân tộc Việt Nam.
Chim Lạc
[sửa | sửa mã nguồn]Một số tài liệu xem chim Lạc được xem là biểu tượng của nước Âu Lạc[1][2], một loại chim trong truyền thuyết. Hình ảnh con chim Lạc cũng là biểu tượng tìm thấy trên mặt Trống Đồng.[3][4][5]
Với truyền thống lịch sử bốn ngàn năm[6], người Việt dù ở phương trời nào, tuy có nhiều sự khác biệt về chính kiến nhưng đều chung một cội nguồn, một ngày Giỗ Tổ, một tình cảm tự nhiên, một khát vọng bay lên như hình ảnh con chim Hồng, chim Lạc được trạm trổ trên bề mặt trống đồng thể hiện sự vĩnh hằng của dân tộc.
Hoa sen
[sửa | sửa mã nguồn]Có nhiều ý kiến [7] đề nghị bình chọn biểu tượng của Việt Nam là hoa sen [8]. Loại hoa này rất đặc biệt, mặc dù sống ở nơi bùn lầy nhưng vẫn giữ được sự thanh khiết và mùi thơm tinh tế.[9] Hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính dân tộc Việt. Tuy nhiên, hoa sen cũng đã được chọn làm quốc hoa và biểu tượng của nhiều quốc gia mang ảnh hưởng tinh thần Phật giáo như là Ấn Độ, Sri Lanka, Nhật Bản, Macau và Ai Cập.
Sen được nhắc tới trong tục ngữ Việt Nam:
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
- Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
- Nhị vàng, bông trắng lá xanh
- Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Hoặc bài thơ được dạy cho các em học sinh tiểu học:
Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Tại một cuộc thăm dò ý kiến của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam về bình chọn quốc hoa và quốc phục, quốc tửu được tổ chức nhân dịp Hội hoa Xuân tại Hà Nội năm 2011[10], đa số (40%) người bình chọn đã chọn hoa sen là quốc hoa. Tuy nhiên, cuộc thăm dò ý kiến này cũng gây nhiều tranh cãi vì chỉ được thăm dò tại Hà Nội, trong một lễ hội nhỏ [10]. Sau đó, cũng năm 2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng có ý định triển lãm hoa sen và lấy ý kiến người dân tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh [11]. Tháng 2 năm 2012, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem xét, phê duyệt đề án quốc hoa Việt Nam, trong đó đề cử hoa sen là quốc hoa.[12]
Bông lúa
[sửa | sửa mã nguồn]Hoa súng, hoa lúa, hoa lài, hoa mai trắng cũng được đề nghị chọn làm quốc hoa Việt Nam [13]. Những loại hoa này thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc và nét riêng độc đáo của quốc gia Việt Nam. Trong đó, bông lúa được in trên hình quốc huy của Việt Nam
Cây tre
[sửa | sửa mã nguồn]Cây tre cũng được xem là biểu tượng của Việt Nam [14]. Cây tre tượng trưng "cho tính chất, bản sắc riêng của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam" như là tính kiên cường, bất khuất đối mặt với nhiều khó khăn gian khổ của người Việt.[15] Cây tre còn là biểu tượng cho tâm hồn Việt.[16]
Trong thơ ca, cây tre được nhắc đến trong bài "Cây tre Việt Nam" của tác giả Nguyễn Duy:
- Tre xanh
- xanh tự bao giờ
- chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh?
- Thân gày guộc, lá mong manh
- mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
- ở đâu tre cũng xanh tươi
- cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
Con trâu
[sửa | sửa mã nguồn]Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với lũy tre làng thể hiện một nét văn hóa Việt và là một biểu tượng của Việt Nam.[17]
Quốc phục
[sửa | sửa mã nguồn]Chưa có trang phục nào được quy định là Quốc phục chính thức của Việt Nam.
Áo giao lãnh hay Áo giao lĩnh (chữ Hán: 交領衣 / Giao lĩnh y) tức áo cổ chéo là cách gọi một trong những lối y phục lâu đời nhất trong tập quán Việt Nam.
Áo dài hiện nay là loại trang phục truyền thống phổ biến nhất của Việt Nam, phát triển từ áo viên lĩnh, áo che thân người từ cổ đến hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học. Tuy nhiên nam giới rất ít khi mặc áo dài.
Cũng có ý kiến cho rằng không nên chọn Quốc phục vì Việt Nam còn rất nhiều trang phục truyền thống khác như Áo Ngũ thân, Áo bà ba, Áo tứ thân, Áo Nhật Bình, Áo gấm..., và mỗi trang phục có một chất riêng, có nét đẹp riêng. Đồng thời tuy người Kinh chiếm đa số, Việt Nam vẫn là một đất nước đa dân tộc, và các dân tộc thiểu số cũng có trang phục truyền thống của riêng họ.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên[mơ hồ]
- ^ Lịch sử Việt Nam, 1955, Chương 3: "Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, người Lạc Việt", Đào Duy Anh
- ^ “Hòa hợp để Việt Nam bay lên”. Vietnamnet. 3 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Thông điệp từ những hoa văn Đông Sơn”. Hà Nội Mới.[liên kết hỏng]
- ^ “Rồng và tiên trong lịch sử đồ tượng Việt Nam”.[liên kết hỏng]
- ^ Vương Liêm. “Thời đại Hùng vương mở đầu bốn ngàn năm văn hiến trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam”. UBMTTQVN - TP. HCM.[liên kết hỏng]
- ^ “62,2% bình chọn hoa sen là Quốc hoa”. Zing. ngày 11 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
- ^ Kỳ Duyên, 30 tháng 1 năm 2011-sen-quoc-hoa-nuoc-viet Sen- Quốc Hoa nước Việt Lưu trữ 2011-09-02 tại Wayback Machine
- ^ “Lịch sử đã chọn sen là "Quốc hoa"”. ngày 3 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
- ^ a b Lấy ý kiến người dân về quốc hoa, quốc phục
- ^ Triển lãm, lấy ý kiến dân về quốc hoa tại Đà Nẵng
- ^ “Trình Thủ tướng xem xét hoa sen là quốc hoa”. ngày 2 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
- ^ Chọn hoa Lúa là Quốc hoa để tỏ lòng biết ơn
- ^ “Cây nêu ngày tết, có nên phục hồi?”. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|ngày truy cập=
(trợ giúp) - ^ “Việt Nam là dân tộc không thể bị khuất phục”. VietnamNet. 29 tháng 4 năm 2012.
- ^ Joel (25 tháng 9 năm 2012). “The Mystical Plant”.
- ^ “Con trâu, một biểu tượng của văn hóa Việt Nam”. Dân Trí. 23 tháng 1 năm 2009.