Indravarman VI
Indravarman VI | |||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quốc vương Champa Lãnh chúa Vijaya | |||||||||||||||||
Thống trị | 1400 - 1441 | ||||||||||||||||
Tiền nhiệm | Simhavarman VI | ||||||||||||||||
Kế nhiệm | Maha Kali | ||||||||||||||||
Thông tin chung | |||||||||||||||||
Sinh | ? Vijaya | ||||||||||||||||
Mất | 1441 Vijaya | ||||||||||||||||
An táng | ? | ||||||||||||||||
Thê thiếp | ? | ||||||||||||||||
Hậu duệ | Ngauk Klaung Vijaya | ||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
Tước hiệu | Raja-di-raja | ||||||||||||||||
Vương triều | Vijaya | ||||||||||||||||
Thân phụ | Simhavarman VI | ||||||||||||||||
Thân mẫu | ? |
Indravarman VI[1]:238–239 (Phạn văn: इन्द्रवर्मन्, chữ Hán: 巴的吏 / Ba-đích-lại, 占巴的賴 / Chiêm-ba-đích-lại; ? - 1441) là quốc vương Champa, trị vì trong giai đoạn 1400 - 1441.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Indravarman VI vốn là trưởng nam của tiên vương Simhavarman VI. Ông có tước hiệu trước khi đăng cơ là Virabhadravarman[2].
Chiến tranh với nhà Hồ
[sửa | sửa mã nguồn]Ngay năm trị vì đầu tiên của Indravarman VI, hoàng đế Bắc triều Hồ Quý Ly đã phái quân chinh phạt Champa nhằm trả thù cho những cuộc chiến trước đó. Các lãnh thổ Chiêm Động (nay là Thăng Bình, Quảng Nam, hay bắc Amavarati), Cổ Lũy (nay là Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Bạt Đạt Gia, Hắc Bạch (nam Quảng Ngãi, bắc Bình Định) và Sa Lý Nha (tức Sa Huỳnh) lần lượt bị sáp nhập từ 1400 đến 1403. Toàn bộ đất đai tại Indrapura và Amaravati (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Ngãi) cũng rơi vào tay Đại Ngu.[3]
Chỉ khi nhà Hồ bị dẹp và nước Đại Ngu bị nhà Minh đô hộ, từ 1407 đến 1427, Chiêm Thành mới phục hồi lại sức mạnh quân sự và lấy lại được những vùng đất đã mất dưới tay nhà Hồ.
Thần phục với nhà Minh
[sửa | sửa mã nguồn]Indravarman VI sau đó được nhà Minh phong vương năm 1413. Dẹp yên phía Bắc, Indravarman VI mang quân xuống tấn công vương quốc Chân Lạp phía nam. Quân Chăm chiếm được nhiều vùng đất lớn dọc sông Đồng Nai và trên đồng bằng sông Cửu Long. Vua Chau Ponea Yat của Chân Lạp phải cầu cứu nhà Minh và quân Minh đã hai lần tiến vào Chiêm Thành (1408 và 1414) làm áp lực Chiêm Thành mới chịu rút quân. Mặc dầu vậy, quân Champa cũng chiếm được thị trấn Nagara Brah Kanda (thị xã Biên Hòa ngày nay).
Năm 1428, Lê Lợi đuổi được quân Minh ra khỏi lãnh thổ và lên ngôi vua. Trước thế lực của nhà Lê, Indravarman VI đành trả lại những vùng đất đã chiếm dưới thời nhà Minh.[cần dẫn nguồn]
Cuối đời
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1441 khi Indravarman VI băng hà, triều thần quyết định không tấn tôn con ông là Ngauk Klaung Vijaya[4], mà đưa người cháu thúc bá của vua Trà Hòa là Maha Kali lên thay nhằm phục hồi dòng chính thống của Vijaya[5]:114–115.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Coedès, George (1968). Walter F. Vella (biên tập). The Indianized States of Southeast Asia. trans.Susan Brown Cowing. University of Hawaii Press. ISBN 978-0-8248-0368-1.
- ^ “A History of Vietnam”. Google Books. Truy cập 12 tháng 8 năm 2016.
- ^ Tìm hiểu Cộng đồng Người Chăm Ở Việt Nam Bài 6: Bùng Lên Trước Khi Tàn Lụi Lưu trữ 2016-04-02 tại Archive.today, Nguyễn Văn Huy, chamstudies
- ^ Tiếng Chăm: Long vương tử của xứ Vijaya.
- ^ Maspero, G., 2002, The Champa Kingdom, Bangkok: White Lotus Co., Ltd., ISBN 9747534991