Bước tới nội dung

Bộ Tục đoạn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Tục đoạn
Dipsacus pilosus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Dipsacales
Dumort., 1829
Các họ
Xem văn bản.

Bộ Tục đoạn (danh pháp khoa học: Dipsacales) là một bộ trong thực vật có hoa, nằm trong phạm vi nhánh Cúc thật sự II (euasterid II) của nhóm Cúc (asterid) trong thực vật hai lá mầm.

Trong hệ thống Cronquist, bộ này bao gồm các họ Adoxaceae, Caprifoliaceae, DipsacaceaeValerianaceae.

Trong hệ thống phân loại APG II năm 2003 của Angiosperm Phylogeny Group, định nghĩa của bộ này là gần như tương tự nhưng định nghĩa của các họ lại khác hẳn. APG II bao gồm họ Adoxaceae và họ Caprifoliaceae được mở rộng (nhưng vẫn cho phép tùy chọn tách ra), họ thứ hai này khi hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các họ mà khi hiểu theo nghĩa hẹp của họ này là được chấp nhận như là các họ riêng rẽ. Chúng bao gồm Diervillaceae, Dipsacaceae, Linnaeaceae, Morinaceae và Valerianaceae.

Theo định nghĩa của APG II, một số thành viên được biết đến nhiều nhất của bộ này là kim ngân, cơm cháy, vótnữ lang.

Một số các họ khác cũng có thể thuộc về hay có quan hệ rất gần gũi với bộ này là Desfontainiaceae, Polyosmotaceae, ParacryphiaceaeSphenostemonaceae.

Tuy nhiên, khi hệ thống APG III năm 2009 và hệ thống APG IV năm 2016 được công bố thì APG chỉ chấp nhận 2 họ là:

Như vậy, tùy theo cách phân loại, bộ này chứa 2 (hay 4/7) họ, phân bố trong 45 chi với khoảng 1.090 loài.

Tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phân chia đầu tiên trong nhóm chỏm cây của bộ Tục đoạn có thể đã diễn ra vào giữa kỷ Phấn Trắng, khoảng 111-93 triệu năm trước (Ma), cỡ 20-30 Ma cổ hơn so với một vài ước tính[1]. Magallón và Castillo (2009) đề xuất các ước tính khoảng 92,8 và 93,1 Ma đối với các niên đại hợp lý phạt hàm yếu và cưỡng ép, tương ứng cho nhóm thân cây, còn nhóm chỏm cây có niên đại tương ứng khoảng 58,9 và 59,1 Ma[2].

Tuy nhiên, sự đa dạng chính trong các họ Tục đoạn (Dipsacaceae) và họ Nữ lang (Valerianaceae) - và vì thế là phần chính trong đa dạng hóa của toàn bộ bộ này - là tương đối gần đây, diễn ra chỉ khoảng 10 Ma[1].

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí của bộ Dipsacales trong các phân tích phát sinh chủng loài đầu tiên là không rõ ràng. Downie và Palmer (1992) gắn họ Adoxaceae với bộ Asterales[3], trong khi chúng là chị-em trong quan hệ với Apiales trong một số nghiên cứu [4].

Bộ này có sự hỗ trợ mạnh trong D. Soltis và ctv. (2000)[5], Wagenitz (1997)[6], Bremer và ctv (2001)[7]. Phát sinh chủng loài của bộ đã mở rộng này chủ yếu dựa vào các nghiên cứu của Donoghue và ctv. (2001)[8], (2003)[9], Zhang và ctv. (2003)[10], Bell (2003)[11] và Moore cùng Donoghue (2007)[12]. Có một số sự khác biệt (không lớn) so với phát sinh chủng loài trình bày ở đây trong Pyck và Smets (2001)[13], trong khi Judd và ctv. (1994)[14] đã đưa ra một phân tích hình thái, tạo ra một cấu trúc phát sinh tương tự. Lưu ý rằng vị trí của Heptacodium ban đầu từng là hơi không chắc chắn, như trong phân tích của Pyck & Smets (2000)[15], (2001)[13], mặc dù có lẽ nó nên được gộp vào trong Caprifoliaceae sensu stricto (như Donoghue và ctv. (2001a)[16], (2003)[9]; Soltis và ctv. 2011[17] [hỗ trợ yếu]). Họ Linnaeaceae gần đây đã được nghiên cứu chi tiết, và Jacobs và ctv. (2010c)[18] gợi ý rằng Zabelia có thể là trong nhánh [Morinaceae [Dipsacaceae Valerianaceae]], mặc dù chỉ với độ hỗ trợ vừa phải (xem thêm Soltis và ctv. (2011)[17]); tuy nhiên, hình thái học phấn hoa có lẽ là phù hợp với vị trí này (Jacobs và ctv. 2011)[19]. Valerianaceae là chị-em với phần còn lại của Caprifoliaceae sensu stricto của nhánh trong một số phân tích (Soltis và ctv. 2007a)[20], trong khi các phân tích dữ liệu ti thể có lẽ lại là thách thức điều này (Winkworth và ctv. 2008b)[21].

Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh loài của bộ Tục đoạn với các bộ khác trong nhánh Cúc như sau:

Asterids

Cornales

Ericales

Gentianidae
Lamiidae

Oncothecaceae

Metteniusaceae

Icacinaceae

Garryales

Boraginaceae

Vahliaceae

Gentianales

Solanales

Lamiales

Campanulidae

Aquifoliales

Asterales

Escalloniales

Bruniales

Apiales

Paracryphiales

Dipsacales

Phát sinh chủng loại trong phạm vi bộ Tục đoạn theo APG II như hình dưới đây.

Cây phát sinh chủng loài trong bộ Tục đoạn (theo APG II)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bell C. D., E. J. Edwards, S. T. Kim và M. J. Donoghue. 2001. Dipsacales phylogeny based on chloroplast DNA sequences. Harvard Papers in Botany 6:481-499.
  • Donoghue M. J., C. D. Bell và R. C. Winkworth. 2003. The evolution of reproductive characters in Dipsacales. International Journal of Plant Sciences 164:S453-S464
  1. ^ a b Bell C. D., Donoghue M. J., 2005. Dating the Dipsacales: Comparing models, genes, and evolutionary implications Lưu trữ 2015-12-25 tại Wayback Machine. Am. J. Bot. 92(2): 284-296, doi:10.3732/ajb.92.2.284
  2. ^ Magallón S., Castillo A., 2009. Angiosperm diversification through time Lưu trữ 2011-05-15 tại Wayback Machine. Am. J. Bot. 96(1): 349-365, doi:10.3732/ajb.0800060
  3. ^ Restriction site mapping of the chloroplast DNA inverted repeat: A molecular phylogeny of the Asteridae, Ann. Missouri Bot. Gard. 79(2): 226-283
  4. ^ Backlund A., Bremer B. 1997. Phylogeny of the Asteridae s. str based on rbcL sequences, with particular reference to the Dipsacales Lưu trữ 2011-12-30 tại Wayback Machine. Plant Syst. Evol. 207: 225-254.
  5. ^ Soltis D. E., Mort M. E., Soltis P. S., Albach D. C., Zanis M., Savolainen V., Hahn W. H., Hoot S. B., Fay M. F., Axtell M., Swensen S. M., Price L. M., Kress W. J., Nixon K. C., Farris J. S., 2000. Angiosperm phylogeny inferred from 18S rDNA, rbcL, and atpB sequences. Bot. J. Lin. Soc. 133(4): 381-461, doi:10.1006/bojl.2000.0380
  6. ^ Wagenitz G. 1997. The impact of molecular methods on the systematics of angiosperms. Bot. Acta 110: 274-281.
  7. ^ Bremer K., Backlund A., Sennblad B., Swenson U., Andreasen K., Hjertson M., Lundberg J., Backlund M., Bremer B. 2001. A phylogenetic analaysis of 100 genera and 50 families of euasterids based on morphological and molecular data with notes on possible higher level morphological synapomorphies[liên kết hỏng]. Plant Syst. Evol. 229(3-4): 137-169, doi:10.1007/s006060170009
  8. ^ Donoghue M. J., Eriksson T., Reeves P. A., Olmstead R. G. 2001. Phylogeny and phylogenetic taxonomy of Dipsacales, with special reference to Sinadoxa and Tetradoxa (Adoxaceae) Lưu trữ 2011-04-01 tại Wayback Machine. Harvard Papers Bot. 6: 459-479
  9. ^ a b Donoghue M. J., Bell C. D., Winkworth R. C. 2003. The evolution of reproductive characters in Dipsacales Lưu trữ 2011-04-01 tại Wayback Machine. Internat. J. Plant Sci. 164(5 suppl): S453-S464
  10. ^ Zhang W. H., Chen Z. D., Li J. H., Chen H. B., Tang Y. C. 2003. Phylogeny of the Dipsacales s.l. based on chloroplast trnL-F and ndhF sequences. Mol. Phyl. Evol. 26(2): 176-189.
  11. ^ Bell C. D., Donoghue M. J., 2003. Phylogeny and biogeography of Morinaceae (Dipsacales) based on nuclear and chloroplast DNA sequences Lưu trữ 2011-04-01 tại Wayback Machine. Organisms Divers. Evol. 3: 227-237.
  12. ^ Moore B. R., Donoghue M. J., 2007. Correlates of diversification in the plant clade Dipsacales: Geographic movement and evolutionary innovations. American Naturalist 170: S28-S55.
  13. ^ a b Pyck N., Smets E. 2001. Dipsacales phylogeny: Combining chloroplast sequences with morphological evidence. Trang 162 trong Botany 2001: Plants and People, Abstracts. [Albuquerque.]
  14. ^ Judd W. S., Sanders R. W., Donoghue M. J. 1994. Angiosperm family pairs: Preliminary phylogenetic analyses Lưu trữ 2011-08-17 tại Wayback Machine. Harvard Papers Botany 5:1-51.
  15. ^ Pyck N., Smets E. 2000. A search for the phylogenetic position of the seven-son flower (Heptacodium, Dipsacales): Combining molecular and morphological evidence[liên kết hỏng]. Plant Syst. Evol. 225(1-4): 185-199, doi:10.1007/BF00985467
  16. ^ Donoghue M. J., Boufford D. E., Tan B. C., Pfister D. H., 2001a onwards. Biodiversity of the Hengduan Mountains region, China. Phiên bản 4-4-2002, Đại học Harvard. http://hengduan.huh.harvard.edu/fieldnotes Lưu trữ 2017-04-11 tại Wayback Machine.
  17. ^ a b Douglas E. Soltis, Stephen A. Smith, Nico Cellinese, Kenneth J. Wurdack, David C. Tank, Samuel F. Brockington, Nancy F. Refulio-Rodriguez, Jay B. Walker, Michael J. Moore, Barbara S. Carlsward, Charles D. Bell, Maribeth Latvis, Sunny Crawley, Chelsea Black, Diaga Diouf, Zhenxiang Xi, Catherine A. Rushworth, Matthew A. Gitzendanner, Kenneth J. Sytsma, Yin-Long Qiu, Khidir W. Hilu, Charles C. Davis, Michael J. Sanderson, Reed S. Beaman, Richard G. Olmstead, Walter S. Judd, Michael J. Donoghue, Pamela S. Soltis, 2011, Angiosperm phylogeny: 17 genes, 640 taxa Lưu trữ 2015-06-22 tại Wayback Machine, Am. J. Bot. 98(4):704-730, doi:10.3732/ajb.1000404
  18. ^ Jacobs B., Pyck N., Smets E. 2010c. Phylogeny of the Linnaea clade: Are Abelia and Zabelia closely related? Mol. Phyl. Evol. 57(2): 741-752.
  19. ^ Jacobs B., Geuten K., Pyck N., Huysmans S., Jansen S., Smets E. 2011. Unraveling the phylogeny of Heptacodium and Zabelia (Caprifoliaceae): An interdisciplinary approach. Syst. Bot. 36(1): 231-252, doi:10.1600/036364411X553306
  20. ^ Soltis D. E., Gitzendanner M. A., Soltis P. S., 2007a. A 567-taxon data set for angiosperms: The challenges posed by Bayesian analyses of large data sets Lưu trữ 2009-11-28 tại Wayback Machine. Internat. J. Plant Sci. 168(2): 137-157, doi:10.1086/509788
  21. ^ Winkworth R. C., Bell C. D., Donoghue M. J. 2008b. Mitochondrial sequence data and Dipsacales phylogeny: Mixed models, partitioned Bayesian analysis, and model selection Lưu trữ 2011-04-01 tại Wayback Machine. Mol. Phyl. Evol. 46(3): 830-843, doi:10.1016/j.ympev.2007.11.021

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]