Bước tới nội dung

Bộ Chỉ huy quân sự, Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh, thành phố (Bộ CHQS) [1][2][3] trước kia còn được gọi tắt là Tỉnh Đội là một tổ chức thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam tương đương cấp Sư đoàn, có chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ hoặc Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố tổ chức thực hiện công tác quân sự địa phương, quốc phòng toàn dân ở địa phương. Quản lý Nhà nước về mặt quốc phòng trên địa bàn tỉnh/thành phố. Tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và hoàn thành các nhiệm vụ khác được giao. Trực tiếp quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng vũ trang nhân dân địa phương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng; Đảng uỷ, Bộ tư lệnh Quân khu, Tỉnh uỷ/Thành ủy, HĐND, UBND tỉnh/thành phố.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có quản lý toàn bộ lực lượng bộ đội địa phương và dân quân thuộc quyền. Trong thời bình, quân số Bộ Chỉ huy quân sự mỗi tỉnh dao động từ 600 đến 2.000 người, tùy theo tính chất đặc thù của địa bàn, mức phổ biến thường thấy trên dưới 1.000 người. Trong thời chiến, mỗi tỉnh có thể có từ 2-4 trung đoàn đủ quân, nhiều tiểu đoàn binh chủng, thậm chí có thể biên chế đến 1 sư đoàn bộ binh, trung đoàn cao xạ, trung đoàn công binh... Quân số thời chiến phổ biến từ 5.000-15.000 người.

Hiện nay Việt Nam có 61 Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh - Thành phố và 2 Bộ Tư lệnh Thành phố (TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội). Tổng quân số bộ đội địa phương thời bình ước tính khoảng 100.000 người.

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổ chức xây dựng, bảo vệ tiềm lực quốc phòng của địa phương, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương (Bao gồm bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên), xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ; quản lý, huy động nền kinh tế quốc dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng của địa phương và cả nước trong mọi tình huống.
  • Triển khai thực hiện công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự, hoạt động phong trào thi đua quyết thắng trong lực lượng vũ trang.
  • Xây dựng quyết tâm, kế hoạch phòng thủ, quyết tâm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang địa phương.
  • Tổ chức, chỉ đạo lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên phối hợp với bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an nhân dân và các lực lượng khác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; làm công tác vận động quần chúng và tổ chức huy động các lực lượng thực hiện công tác phòng thủ dân sự ở địa phương.
  • Thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ các cấp và giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản quy định của địa phương về công tác quốc phòng, giải đáp chế độ, chính sách có liên quan đến lĩnh vực quân sự - Quốc phòng địa phương.
  • Thực hiện phối kết hợp phát triển quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại; gắn quốc phòng - an ninh với kinh tế; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện làm nòng cốt để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng và các khu vực quân sự ở địa phương.
  • Xây dựng và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ, đề xuất bảo đảm ngân sách cho công tác quốc phòng địa phương. Thi hành mọi chủ trương, chính sách về củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, dự bị động viên theo quy định của pháp luật. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, động viên sức người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác quân sự, quốc phòng địa phương.

Tổ chức Đảng lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảng ủy quân sự (ĐUQS)Tỉnh được thành lập trên quy định Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ủy quân sự tỉnh có nhiệm kỳ 5 năm, được bầu tại Đại hội Đảng bộ quân sự tỉnh. Các Đảng ủy quân sự Tỉnh hiện nay có nhiệm kỳ 2020-2025.

Đảng ủy quân sự tỉnh gồm 13-15 thành viên. Ban Thường vụ thường có năm người. Thành viên Đảng ủy quân sự Tỉnh bao gồm:

- Bí thư ĐUQS tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy đảm nhiệm, được chỉ định theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Phó Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra ĐUQS tỉnh thường do Chính ủy Bộ CHQS đảm nhiệm:

- Ủy viên Thường vụ ĐUQS thường bao gồm: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó kiêm Tham mưu trưởng, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.

- Ủy viên ĐUQS tỉnh thường gồm: Chỉ huy Phó; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm chính trị, Tham mưu phó, Chủ nhiệm Hậu cần, Chủ nhiệm kỹ thuật Bộ CHQS tỉnh; Trung đoàn trưởng hoặc Chính ủy Trung đoàn Dự bị động viên, Chỉ huy trưởng hoặc Chính trị viên một số Ban CHQS huyện; Đoàn trưởng hoặc Chính ủy Đoàn kinh tế Quốc phòng, Giám đốc Xí nghiệp kinh tế quốc phòng thuộc quyền Chỉ huy của Bộ CHQS tỉnh

Tổ chức, biên chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Chỉ huy

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 01 Chỉ Huy Trưởng Bộ CHQS tỉnh: Đại tá - Ủy viên Ban Thường Vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy quân sự tỉnh.
  • 01 Chính ủy Bộ CHQS tỉnh: Đại tá, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy quân sự tỉnh.
  • 01 Phó Chỉ Huy Trưởng kiêm Tham Mưu Trưởng Bộ CHQS tỉnh: Đại tá
  • 02 Phó Chỉ Huy trưởng Bộ CHQS tỉnh: Đại tá
  • 01 Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh: Đại tá

Cơ quan trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng Bộ Chỉ huy. Chánh Văn phòng: Thượng tá
  • Phòng Tham mưu. Tham mưu trưởng: Đại Tá; 2 Phó Tham mưu trưởng có quân hàm Thượng tá. Các Trưởng ban và các trợ lý có quân hàm cao nhất là Thượng tá, Trung tá.
    • Thanh tra Quốc phòng
    • Ban Tác huấn
    • Ban Quân báo - trinh sát
    • Ban Quân lực
    • Ban Dân quân tự vệ
    • Ban Pháo Binh
    • Ban Công binh
    • Ban Phòng không
    • Ban Thông tin
    • Ban Cơ Yếu
    • Ban Tài chính
    • Ban Khoa học Quân sự
  • Phòng Chính trị. Chủ nhiệm: Đại Tá; 2 Phó Chủ nhiệm có quân hàm Thượng Tá, 1 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy có quân hàm Thượng tá. Các Trưởng ban, các Ủy viên UBKT Đảng ủy và các trợ lý có quân hàm cao nhất là Thượng tá, Trung tá.
    • Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy
    • Ban Tổ chức
    • Ban Cán bộ
    • Ban Tuyên huấn
    • Ban Chính sách
    • Ban Dân vận
    • Ban Bảo vệ an ninh
    • Trợ lý Thanh niên
  • Phòng Hậu cần. Chủ nhiệm: Thượng Tá; 2 Phó Chủ nhiệm có quân hàm Trung tá. Các Trưởng ban, Bệnh xá trưởng và các trợ lý có quân hàm cao nhất là Trung tá. Mỗi ban thuộc Phòng Hậu cần có quân số từ 5-7 quân nhân.
    • Ban Kế hoạch
    • Ban Quân nhu
    • Ban Doanh trại
    • Ban Quân y
    • Ban Xăng dầu
    • Bệnh xá
  • Phòng Kỹ thuật. Chủ nhiệm: Thượng Tá; 2 Phó Chủ nhiệm có quân hàm Trung tá. Các Trưởng ban, Trạm trưởng và các trợ lý có quân hàm cao nhất là Trung tá.
    • Ban Quân khí
    • Ban Xe máy
    • Kho Vũ khí - Đạn
    • Trạm sửa chữa

Trong năm 2024, Quân đội đã tổ chức lại các Bộ Chỉ huy quân sự tại một số tỉnh, thành phố. Theo đó, giải thể Ban Khoa học quân sự; sáp nhập Phòng Hậu cần và Phòng Kỹ thuật thành Phòng Hậu cần - Kỹ thuật; sáp nhập Đại đội Trinh sát và Đại đội Thiết giáp thành Đại đội Trinh sát cơ giới; Trung đội Thông tin thành Đại đội Thông tin; Trung đội Công binh thành Đại đội Công binh.[4]

Đơn vị cơ sở trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 01 - 02 Trung đoàn bộ binh Khung thường trực có quân số 200-300 quân/ trung đoàn (với các tỉnh trọng điểm) hoặc Khung rút gọn quân số 30 quân/ trung đoàn (với các tỉnh nằm sâu trong nội địa, tỉnh nhỏ). Trong trường hợp có chiến tranh, các trung đoàn này lập tức được biên chế đủ 2.000 quân để đảm nhiệm tác chiến. Trung đoàn trưởng và Chính ủy đeo quân hàm Thượng tá
  • Các Đại đội, Tiểu đoàn trực thuộc. Hầu hết là binh chủng kỹ thuật. Trong thời bình, Bộ CHQS tỉnh được biên chế: 01 đại đội thiết giáp(thường có 1-2 kíp xe trực chiến), 01 đại đội trinh sát (quân số rút gọn khoảng 50 người), 01 trung đội vệ binh - kiểm soát, 01 trung đội thông tin. Một số tỉnh được biên chế thêm đại đội công binh, đại đội pháo phòng không đủ quân... Trong thời chiến, về cơ bản các binh chủng thuộc tỉnh có quân số từ 1 đại đội đến 1 tiểu đoàn đủ quân
  • Trường Quân sự tỉnh. Biên chế quân số khoảng 30 người, có nhiệm vụ đào tạo hạ sĩ quan, cán bộ tiểu đội, trung đội dân quân (đã giải thể từ năm 2020)
  • Đoàn kinh tế quốc phòng hoặc Xí nghiệp Kinh tế quốc phòng một số tỉnh tương đương cấp trung đoàn, lữ đoàn. Thủ trưởng đơn vị đeo quân hàm Thượng tá, Đại tá
  • Các Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh trực thuộc. Quân số thời chiến của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có thể có 500-1.000 người. Biên chế thời bình có từ 40-60 người bao gồm:
    • Ban Chỉ huy, Ban tham mưu, chính trị, động viên, Hậu cần - Kỹ thuật
    • Tiểu đoàn Dự bị động viên
    • Các trung đội, đại đội trực thuộc

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Họ và tên Cấp bậc Năm sinh Quê quán Thời gian đảm nhiệm
01 Hải Phòng Bùi Xuân Thắng Đại tá Đan Phượng, TP Hà Nội 21/12/2023
02 Đà Nẵng Nguyễn Văn Hòa Đại tá 19/7/2022
03 Cần Thơ Huỳnh Văn Hung Đại tá 26/4/2020
04 An Giang Thạch Thanh Tú Đại tá 26/7/2023
05 Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Xuân Bình Đại tá 1977 Phụng Hiệp, Hậu Giang 18/10/2022
06 Bạc Liêu Đỗ Minh Đẩu Đại tá 2019
07 Bắc Giang Phạm Văn Tạo Đại tá 1974 4/5/2023
08 Bắc Kạn Nguyễn Đình Huỳnh Đại tá 07/4/2020
09 Bắc Ninh Nghiêm Đình Trung Đại tá Yên Phụ, Yên Phong, Bắc Ninh 28/02/2020
10 Bến Tre Võ Văn Hội Đại tá 25/4/1971 Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre 6/2020
11 Bình Dương Nguyễn Hoàng Minh Đại tá 18/4/2019
12 Bình Định Đỗ Xuân Hùng Đại tá 17/10/2023
13 Bình Phước Võ Thành Danh Đại tá 10/9/1974 Nam Cường, Nam Đàn,Nghệ An 13/10/2023
14 Bình Thuận Nguyễn Anh Nghĩa Đại tá 01/01/1970 Hành Dũng, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi 31/3/2020
15 Cà Mau Nguyễn Văn Hùng Đại tá 09/3/2020
16 Cao Bằng Đàm Minh Diện Đại tá 7/02/1970 Hoàng Tung, Hòa An, Cao Bằng 23/7/2019
17 Đắk Lắk Lê Mỹ Danh Đại tá 17/7/2018
18 Đắk Nông Đinh Hồng Tiếng Đại tá 31/01/2020
19 Điện Biên Lê Văn Sơn Đại tá 12/10/2023
20 Đồng Nai Vũ Văn Điền Đại tá 13/02/2020
21 Đồng Tháp Nguyễn Hữu Cương Đại tá 06/3/2020
22 Gia Lai Lê Kim Giàu Đại tá 31/10/2019
23 Hà Giang Lại Tiến Giang Đại tá 09/01/2020
24 Hà Nam Lường Văn Thắng Đại tá 12/02/2020
25 Hà Tĩnh Nguyễn Xuân Thắng Đại tá 1977 Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh 27/12/2019
26 Hải Dương Nguyễn Huy Thăng Đại tá 12/7/2019
27 Hậu Giang Phạm Văn Thân Đại tá 31/12/2021
28 Hòa Bình Đinh Đình Trường Đại tá 14/7/2023
29 Hưng Yên Tô Thành Quyết Đại tá
30 Khánh Hòa Bùi Đại Thắng Đại tá 31/01/2020
31 Kiên Giang Đàm Kiến Thức Đại tá 25/12/1971 Hoà Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang 4/2015
32 Kon Tum Trịnh Ngọc Trọng Đại tá 28/3/2019
33 Lai Châu Hán Đức Nhu Đại tá 28/7/2022
34 Lạng Sơn Trần Xuân Mạnh Đại tá 28/12/2022
35 Lào Cai Phạm Hùng Hưng Đại tá 08/6/2020
36 Lâm Đồng Nguyễn Bình Sơn Đại tá 2017
37 Long An Nguyễn Tấn Linh Đại tá 10/4/2023
38 Nam Định Nguyễn Bá Thịnh Đại tá 25/12/2022
39 Nghệ An Phan Đại Nghĩa Đại tá 10/10/1976 Nam Cát, Nam Đàn, Nghệ An 01/10/2021
40 Ninh Bình Đinh Công Thanh Đại tá 02/9/1967 Ninh Khang, Hoa Lư, Ninh Bình 7/2019
41 Ninh Thuận Lưu Xuân Phương Đại tá 16/7/1969 Kinh Dinh, Ph. Rang-Tháp Chàm, NT 11/4/2018
42 Phú Thọ Nguyễn Đình Cương Đại tá 26/10/2022
43 Phú Yên Lương Kế Điềm Đại tá 1974 01/2020
44 Quảng Bình Đoàn Sinh Hoà Đại tá 1978 11/7/2021
45 Quảng Nam Lê Trung Thành Thượng tá 14/8/1976 Bình Nam, Thăng Bình, Quảng Nam 03/5/2020
46 Quảng Ninh Khúc Thành Dư Đại tá 23/10/2021
47 Quảng Ngãi Trần Thế Phan Thượng tá 1979 Mộ Đức, Quảng Ngãi 04/11/2022
48 Quảng Trị Nguyễn Hữu Đàn Đại tá 28/5/1974 Trung Nam, Vĩnh Linh, Quảng Trị 27/12/2019
49 Sóc Trăng Trần Quốc Khởi Đại tá 11/01/1973 Nhơn Ái, Phong Điền, Cần Thơ 11/10/2022
50 Sơn La Tô Quang Hanh Đại tá 14/01/2020
51 Tây Ninh Ngô Thành Đồng Đại tá 14/02/2020
52 Thái Bình Nguyễn Ngọc Tuệ Đại tá 30/12/2019
53 Thái Nguyên Nguyễn Văn Đồng Đại tá 28/6/2019
54 Thanh Hóa Lê Văn Diện Đại tá 13/7/2019
55 Thừa Thiên Huế Phan Thắng Thượng tá 1976 Hương Phong, TP Huế, T.T.Huế 24/3/2023
56 Tiền Giang Phạm Văn Thanh Đại tá 16/03/2020
57 Trà Vinh Trương Thanh Phong Đại tá
58 Tuyên Quang Đặng Văn Long Đại tá 13/01/2020
59 Vĩnh Long Trần Minh Trang Đại tá 27/02/2020
60 Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Xuân Đại tá 09/7/2021
61 Yên Bái Trần Công Ứng Đại tá 17/01/2020

Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Họ và tên Cấp bậc Năm sinh Quê quán Thời gian đảm nhiệm
01 Hải Phòng Đào Văn Thập Đại tá
02 Đà Nẵng Đoàn Duy Tân Đại tá
03 Cần Thơ Phạm Ngọc Quang Đại tá 28/02/2020
04 An Giang Lê Minh Quang Đại tá
05 Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Thành Trung Thượng tá 20/4/2020
06 Bạc Liêu Nguyễn Hoàng Sa Đại tá 06/2020
07 Bắc Giang Vũ Đức Hiền Đại tá 28/02/2020
08 Bắc Kạn Nguyễn Văn Minh Đại tá
09 Bắc Ninh Phạm Huy Đông Đại tá
10 Bến Tre Lê Văn Hùng Đại tá
11 Bình Dương Nguyễn Thanh Bình Đại tá 3/2020
12 Bình Định Nguyễn Minh Hiến Đại tá 21/01/2020
13 Bình Phước Vũ Tiến Điền Đại tá
14 Bình Thuận Ngô Minh Lực Thượng tá 31/3/2020
15 Cà Mau Nguyễn Thanh Phong Đại tá
16 Cao Bằng Ngân Bá Đinh Đại tá
17 Đắk Lắk Trần Minh Trọng Thượng tá 4/2018
18 Đắk Nông Trương Xuân Lai Đại tá
19 Điện Biên Nguyễn Thanh Nghị Đại tá 28/10/2016
20 Đồng Nai Huỳnh Thanh Liêm Đại tá 16/3/1966 Long Bình, Thủ Đức, Gia Định
21 Đồng Tháp Trịnh Hoàng Phong Đại tá
22 Gia Lai Lê Tuấn Hiền Đại tá
23 Hà Giang Trần Đại Thắng Đại tá 09/01/2020
24 Hà Nam Nguyễn Mạnh Hùng Đại tá 09/11/2018
25 Hà Tĩnh Nguyễn Tất Nhân Đại tá Thạch Hà, Hà Tĩnh 2017
26 Hải Dương Hồ Sỹ Quyện Đại tá 19/10/2022
27 Hậu Giang Huỳnh Việt Trung Đại tá 12/4/2018
28 Hòa Bình Quách Đăng Phú Đại tá 12/02/2020
29 Hưng Yên Đoàn Huy Thái Đại tá 12/02/2020
30 Khánh Hòa Trịnh Việt Thành Đại tá 8/2018
31 Kiên Giang Lê Hoàng Vũ Đại tá
32 Kon Tum Hồ Anh Tuấn Đại tá 22/7/2019
33 Lai Châu Thào A Pinh Đại tá 12/3/2020
34 Lạng Sơn Lê Văn Bền Đại tá
35 Lào Cai Đỗ Thanh Lãng Đại tá 11/01/2020
36 Lâm Đồng Trần Văn Khương Đại tá 10/02/2020
37 Long An Trần Vinh Ngọc Đại tá 13/02/3020
38 Nam Định Vũ Xuân Trường Đại tá
39 Nghệ An Phạm Văn Đông Đại tá 17/01/2020
40 Ninh Bình Đinh Công Lưu Đại tá 05/020/2020
41 Ninh Thuận Trương Thành Việt Thượng tá 4/2018
42 Phú Thọ Nguyễn Minh Long Đại tá 3/2020
43 Phú Yên Phan Anh Khoa Đại tá 04/8/1965 Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
44 Quảng Bình Hoàng Xuân Vĩnh Đại tá
45 Quảng Nam Mai Kim Bình Thượng tá 31/01/2020
46 Quảng Ninh Nguyễn Quang Hiến Đại tá
47 Quảng Ngãi Bùi Tá Tuân Đại tá
48 Quảng Trị Nguyễn Bá Duẩn Thượng tá 27/12/2019
49 Sóc Trăng Đỗ Tiến Sỹ Đại tá
50 Sơn La Hoàng Đình Tường Đại tá
51 Tây Ninh Hoàng Xuân Cường Đại tá 26/4/2018
52 Thái Bình Phạm Đức Kiên Đại tá 07/02/2020
53 Thái Nguyên Ma Công Học Đại tá
54 Thanh Hóa Đỗ Văn Minh Đại tá 31/10/2016
55 Thừa Thiên Huế Hoàng Văn Nhân Đại tá 27/12/2019
56 Tiền Giang Mai Văn Hòa Đại tá 16/3/2020
57 Trà Vinh Võ Duy Thanh Đại tá
58 Tuyên Quang Hà Đình Khiêm Đại tá 18/10/2019
59 Vĩnh Long Phạm Văn Khiêm Đại tá 27/02/2020
60 Vĩnh Phúc Hoàng Nam Chung Thượng tá 07/01/2020
61 Yên Bái Nguyễn Ngọc Thái Đại tá

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chức năng nhiệm vụ của BCHQS Tỉnh”.
  2. ^ “Kết quả công tác quân sự, quốc phòng 5 năm ở tỉnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ “Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ “Tổ chức lại cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thành phố”. Xây dựng chính sách. 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.