Bước tới nội dung

Bồi (bài Tây)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bốn lá Bồi (kiểu Anh)

Bồi là một quân bài có hình người trong bộ bài Tây, bên cạnh ĐầmGià. Ở đa số các lá Bồi, góc trái trên và phải dưới đều có biểu tượng chữ J (viết tắt của từ Jack trong tiếng Anh); tuy nhiên có nhiều bộ bài thì chữ J được thay bằng chữ B (viết tắt của từ Bube hoặc Bauer trong tiếng Đức) hoặc V (viết tắt của từ Valet trong tiếng Pháp).

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo trang Từ điển Từ nguyên trực tuyến, từ cuối thế kỷ 14Anh, Jack là một từ mang ý nghĩa khinh bỉ đối với bất kỳ ai, đặc biệt là những thanh niên thuộc tầng lớp thấp kém.[1] Jack cũng gần nghĩa với Knave ("người hầu nam"), và cả hai từ có thể hoán đổi cho nhau. Tuy vậy, Jack không phải loại từ thích hợp được sử dụng bởi giới thượng lưu, thường bị coi là thô lỗ nếu sử dụng từ này. Trong tiểu thuyết Những kỳ vọng lớn lao của Charles Dickens, Pip, một thanh niên giúp việc nghèo khổ, yêu đơn phương Estella, một cô nàng nhà giàu và kiêu ngạo. Khi cả hai đang cùng chơi bài, Pip sử dụng từ “Jack” thay vì “Knave” để gọi lá Bồi, và Estella đã tỏ ra khinh thường anh chàng.[2]

Những bộ bài ở Anh thời đó thường in kèm chất và thứ bậc của các lá bài. Quân Bồi khi đó được gọi là Knave nên được in chữ Kn nhằm phân biệt với quân Già là King (K). Các nhà sản xuất bài sau đó đã chọn từ Jack, bất chấp hàm ý thấp kém của nó, để đặt cho quân Bồi, có lẽ vì chữ J thì sẽ không thể nào nhầm lẫn với chữ K của quân Già.[2] Mặt khác, kể từ khi All Fours dần phổ biến ở Anh, lối chơi bài này đã đặt lấy tên Jack đặt cho quân Bồi, cũng là quân ăn điểm trong bài này.[3][4]

Có 4 lá Bồi trong một bộ bài Tây, tương ứng với 4 chất , , chuồn, bích. Mỗi lá Bồi đều vẽ hình một nam thanh niên mặc trang phục của các lính hầu thời Trung Cổ, tay cầm các loại binh khí như rìu, kiếm hoặc giáo.

Tương tự những lá GiàĐầm, các lá Bồi được vẽ đối xứng trên-dưới.

Đại diện

[sửa | sửa mã nguồn]

Không rõ những lá Bồi đại diện cho những nhân vật nào trong lịch sử. Ở Pháp, người ta có thói quen đặt tên cho các lá bài hình người theo tên các nhân vật anh hùng trong thần thoại.[5][6] Dựa theo đó, 4 lá Bồi lần lượt đại diện cho những nhân vật sau:[7]

Dưới đây là 4 lá Bồi của bộ bài kiểu Paris (trên mỗi lá đều có ghi tên của các tướng):

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tùy theo kiểu chơi bài mà lá Già có giá trị khác nhau. Nhìn chung, Già thường đứng đầu trong bộ bài Tây, nhưng cũng có thể thua lá A.

  • Trong kiểu chơi bài Hearts của phương Tây, một kiểu chơi tránh ăn điểm từ các lá bài mang chất Cơ, Bồi Cơ thường mang giá trị là 1 điểm.
  • Trong bài cào 3 lá ở miền Nam Việt Nam, các lá hình người (gọi là "tiên") đều được tính là 10 điểm (ngang giá trị của lá 10).

Các kiểu bài

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là 4 lá Bồi trong bộ bài của Nga.

  • Bốn lá Bồi được thiết kế ở Đức hiện tại.
  • Lá Bồi được sản xuất ở Berlin (khoảng năm 18631873).
  • Lá Bồi được sản xuất ở Hà Lan (khoảng năm 1865).

Bốn lá Bồi được vẽ năm 1816 tại Paris, Pháp cùng với tên của các lá bài. Lúc này, phong cách đối xứng trên-dưới chưa xuất hiện.

Phong cách đối xứng trên-dưới từ năm 1827.

Ở năm 1850, các lá bài được tô màu tím thay cho màu xanh dương và đỏ ở một vài vị trí.

Kiểu Rouen

[sửa | sửa mã nguồn]

Những mẫu vẽ này được thiết kế ở vùng Rouen, sau đó được du nhập đến Anh vào khoảng cuối thế kỷ 15. Từ đầu thế kỷ 18, kiểu Rouen được sản xuất nhiều ở Anh. Tuy nhiên, nhiều họa tiết của kiểu Rouen dần mất đi và ngày càng được cách điệu hóa, trở thành kiểu hình đặc trưng của Anh. Từ đây, kiểu bài Anh cũng được lan truyền rộng khắp thế giới trong suốt thế kỷ 19 và trở thành kiểu bài phổ biến nhất hiện nay.[8]

Dưới đây là 4 lá Bồi theo nguyên gốc của kiểu Rouen (trên) và kiểu Anh-Mỹ (dưới).

Mã Unicode

[sửa | sửa mã nguồn]

Để chèn các biểu tượng lá Bồi, ta có thể sử dụng mã Unicode như sau:[9]

  • U 1F0BB 🂻 : Bồi Cơ
  • U 1F0CB 🃋 : Bồi Rô
  • U 1F0DB 🃛 : Bồi Chuồn
  • U 1F0AB 🂫 : Bồi Bích

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Jack”. Online Etymology Dictionary. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b Lewis, Dan (13 tháng 4 năm 2020). “Kings and Queens are Royals. But What's a Jack?”. Now I Know. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Parlett, David (1990). The Oxford guide to card games. Oxford: Oxford University Press. tr. 257. ISBN 978-0192141651.
  4. ^ “Why are Jacks called Jacks?”. International Playing-Card Society. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Simon Wintle (2010). “Paris pattern”. The World of Playing Cards. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ Berry, John (1984). “The History of the Paris Pattern”. The Playing-Card. 13 (1): 1–23.
  7. ^ “Paris and Rouen pattern figures”. International Playing-Card Society. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ “English pattern”. International Playing-Card Society. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ “Playing Cards” (PDF). Unicode.org.