Bảo tàng Van Gogh
Bảo tàng tại Museumplein năm 2008 | |
Thành lập | 2 tháng 6 năm 1973[1] |
---|---|
Vị trí | Paulus Potterstraat 7[2] Amsterdam, Hà Lan |
Tọa độ | 52°21′30″B 04°52′52″Đ / 52,35833°B 4,88111°Đ |
Kiểu | Bảo tàng nghệ thuật Bảo tàng quốc gia |
Lượng khách |
|
Truy cập giao thông công cộng | Van Baerlestraat/Museumplein Tuyến xe điện: 2, 3, 5, 12, 16, 24[2] |
Trang web | www |
Bảo tàng Van Gogh (phát âm Tiếng Hà Lan: [vɑŋ ˌɣɔx myzeːjɵm]) là một bảo tàng nghệ thuật dành riêng cho các tác phẩm của Vincent van Gogh cùng thời với ông tại Amsterdam trong Hà Lan. Bảo tàng tọa lạc tại Quảng trường Bảo tàng tại các quận Amsterdam Nam, gần với Bảo tàng Stedelijk, Rijksmuseum và Concertgebouw.[7] Bảo tàng mở cửa vào 02 tháng 6 năm 1973. Nó nằm trong tòa nhà do Gerrit Rietveld và Kisho Kurokawa thiết kế.[8]
Bộ sưu tập của bảo tàng là bộ sưu tập lớn nhất các bức tranh và bản vẽ của Van Gogh trên thế giới. Trong năm 2017, bảo tàng đã có 2,3 triệu lượt khách và là bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất ở Hà Lan, và đứng thứ thứ 23 trong danh sách bảo tàng nghệ thuật được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Năm 2019, Bảo tàng Van Gogh đã ra mắt Trải nghiệm gặp gỡ Vincent Van Gogh và lưu diễn trên toàn cầu, đây là một "triển lãm nhập vai" theo hướng công nghệ về cuộc đời và các tác phẩm của Van Gogh, .
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vụ trộm tranh
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1991, hai mươi bức tranh đã bị đánh cắp khỏi bảo tàng, trong số đó có bức tranh đầu tiên của Van Gogh là The Potato Eaters. Mặc dù những tên trộm đã trốn thoát khỏi tòa nhà, nhưng 35 phút sau, tất cả các bức tranh bị đánh cắp đã được thu hồi từ một chiếc ô tô bỏ hoang. Ba bức tranh - Wheatfield with Crows, Still Life with Bible, và Still Life with Fruit - bị xé toạc trong vụ trộm.[9] Bốn người đàn ông, bao gồm hai bảo vệ bảo tàng, đã bị kết án vì tội trộm cắp và bị tuyên án sáu hoặc bảy năm tù.[10] Đây được coi là vụ trộm tác phẩm lớn nhất ở Hà Lan kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.[11]
Tòa nhà
[sửa | sửa mã nguồn]Bảo tàng nằm tại Museumplein ở Amsterdam-Zuid, trên đường Paulus Potterstraat 7, giữa Bảo tàng Stedelijk và Rijksmuseum,[12] và bao gồm hai tòa nhà, tòa nhà Rietveld, được thiết kế bởi Gerrit Rietveld, và tòa nhà Kurokawa do Kurokawa Kisho thiết kế.[13] Museum offices are housed on Stadhouderskade 55 in Amsterdam-Zuid.[12] Tùy thuộc vào mùa, du khách có thể thưởng lãm rất nhiều hoa hướng dương bên ngoài lối vào bảo tàng.
Tòa nhà Rietveld
[sửa | sửa mã nguồn]Tòa nhà Rietveld là tòa chính và là nơi chứa bộ sưu tập lâu đời. Nó có sơ đồ tầng hình chữ nhật và cao bốn tầng. Ở tầng trệt là một cửa hàng, một quán cà phê và giới thiệu triển lãm. Tầng đầu tiên trưng bày các tác phẩm của Van Gogh được xếp theo thứ tự thời gian. Tầng hai cung cấp thông tin về phục hồi các bức tranh và có một không gian cho các cuộc triển lãm nhỏ tạm thời. Tầng thứ ba trưng bày các bức tranh của những người cùng thời với Van Gogh và có mối quan hệ với tác phẩm của chính Van Gogh.[14]
Cánh Kurokawa
[sửa | sửa mã nguồn]Cánh Kurokawa được sử dụng cho các cuộc triển lãm tạm thời lớn. Nó có mặt bằng hình bầu dục và cao ba tầng. Lối vào cánh Kurokawa là qua một đường hầm từ tòa nhà Rietveld.[14][15]
Bộ sưu tập
[sửa | sửa mã nguồn]Tác phẩm củaVincent van Gogh
[sửa | sửa mã nguồn]Bảo tàng có bộ sưu tập Van Gogh lớn nhất trên thế giới,[16] với 200 bức tranh, 400 bức vẽ và 700 bức thư của họa sĩ.[17]
Tác phẩm của những người cùng thời
[sửa | sửa mã nguồn]Bảo tàng cũng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý của những người cùng thời với Van Gogh theo phong trào Trường phái ấn tượng và chủ nghĩa hậu ấn tượng và tổ chức các cuộc triển lãm rộng rãi về các chủ đề khác nhau trong lịch sử nghệ thuật Thế kỷ 19.
Bảo tàng có các tác phẩm điêu khắc của Auguste Rodin và Jules Dalou, những bức tranh của John Russell, Émile Bernard, Maurice Denis, Kees van Dongen, Paul Gauguin, Édouard Manet, Claude Monet, Odilon Redon, Georges Seurat, Paul Signac, và Henri de Toulouse-Lautrec.[18]
Trải nghiệm gặp gỡ Vincent Van Gogh (Meet Vincent Van Gogh Experience)
[sửa | sửa mã nguồn]Khách tham quan
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Lượng khách | Năm | Lượng khách |
---|---|---|---|
2000 | 1,312,204[19] | 2010 | 1,429,854[20] |
2001 | 1,276,309[19] | 2011 | 1,600,298[20] |
2002 | 1,592,771[19] | 2012 | 1,438,000[21] |
2003 | 1,341,586[20] | 2013 | 1,448,997[22] |
2004 | 1,338,105[20] | 2014 | 1,608,849[23] |
2005 | 1,417,096[20] | 2015 | 1,900,000 |
2006 | 1,677,268[20] | 2016 | 2,100,000 |
2007 | 1,559,783[20] | 2017 | 2,255,010 |
2008 | 1,474,816[20] | 2018 | 2,190,000 |
2009 | 1,451,139[20] | 2019 | - |
Bảo tàng Van Gogh là thành viên của Bảo tàng quốc gia (Hiệp hội Bảo tàng).[24]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ (tiếng Hà Lan) Ronald de Leeuw, "Introduction: the Van Gogh Museum as a National Museum, 1973-1994", Van Gogh Museum Journal, 1995. Retrieved 9 July 2014.
- ^ a b Address, accessibility, directions and parking Lưu trữ 14 tháng 7 2014 tại Wayback Machine, Van Gogh Museum. Retrieved 9 July 2014.
- ^ Jasper Piersma, "Van Gogh Museum zit Rijks op de hielen als populairste museum" (in Dutch), Het Parool, 2016. Retrieved 3 January 2017.
- ^ (tiếng Hà Lan) "Bezoekersrecords voor Van Gogh Museum en NEMO", AT5, 2015. Retrieved 15 January 2016.
- ^ (tiếng Hà Lan) Yannick Verberckmoes, "Veel meer bezoekers voor grootste Nederlandse musea", de Volkskrant, 2015. Retrieved 16 July 2016.
- ^ Top 100 Art Museum Attendance, The Art Newspaper, 2016. Retrieved 16 July 2016.
- ^ Museumplein, Lưu trữ 13 tháng 8 2012 tại Wayback Machine I Amsterdam. Retrieved 17 October 2012.
- ^ DBNL. “Van Gogh Museum Journal 1995 · dbnl”. DBNL (bằng tiếng Hà Lan). Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.
- ^ Paul L. Montgomery, "Lost and Found: Huge van Gogh Theft Fails", New York Times, 1991. Retrieved 31 January 2012.
- ^ (tiếng Hà Lan) "Rovers Van Gogh in hoger beroep forser gestraft", Trouw, 1992. Retrieved 24 February 2012.
- ^ (tiếng Hà Lan) "Diefstal Van Goghs grootste kunstroof in Nederland" (subscribers only), NRC Handelsblad, 1991. Retrieved 24 February 2012.
- ^ a b Contact Lưu trữ 20 tháng 8 2014 tại Wayback Machine, Van Gogh Museum. Retrieved 3 February 2012.
- ^ The museum's architecture in overview Lưu trữ 15 tháng 7 2014 tại Wayback Machine, Van Gogh Museum. Retrieved 5 February 2012.
- ^ a b (tiếng Hà Lan) Informatie (Dutch visitor's brochure, February 2012), Van Gogh Museum.
- ^ The layout Lưu trữ 3 tháng 11 2012 tại Wayback Machine, Van Gogh Museum. Retrieved 5 February 2012.
- ^ Ahmed, Shamim (10 tháng 7 năm 2015). “Amsterdam • Venice of the North”. theindependentbd.com. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2022.
- ^ History of the collection Lưu trữ 4 tháng 6 2014 tại Wayback Machine, Van Gogh Museum. Retrieved 30 January 2012.
- ^ Other artists in the collection, Van Gogh Museum. Retrieved 30 January 2012.
- ^ a b c Van Gogh Museum closes Van Gogh's 150th anniversary year successfully with 1.3 million visitors Lưu trữ 14 tháng 7 2014 tại Wayback Machine (press release), Van Gogh Museum, 2004. Retrieved 13 July 2014.
- ^ a b c d e f g h i Numbers of Visitors Lưu trữ 28 tháng 9 2011 tại Wayback Machine, Van Gogh Museum, 2012. Retrieved 19 September 2013.
- ^ Van Gogh Museum Collection visited by almost 1.5 million culture lovers from around the world Lưu trữ 14 tháng 7 2014 tại Wayback Machine, Van Gogh Museum, 2012. Retrieved 2 January 2013.
- ^ Numbers of Visitors Lưu trữ 20 tháng 12 2013 tại Wayback Machine, Van Gogh Museum. Retrieved 28 June 2014.
- ^ (tiếng Hà Lan) Bezoekcijfers Lưu trữ 20 tháng 10 2016 tại Wayback Machine, Van Gogh Museum. Retrieved 29 October 2015.
- ^ (tiếng Hà Lan) Van Gogh Museum Lưu trữ 4 tháng 3 2016 tại Wayback Machine, Museumvereniging. Retrieved 13 July 2014.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Website chính thức
- Meet Vincent Van Gogh Experience Lưu trữ 2022-01-22 tại Wayback Machine website