Bài toán ba vật thể
Bạn có thể mở rộng bài này bằng cách dịch bài viết tương ứng từ Tiếng Anh. Nhấn [hiện] để xem các hướng dẫn dịch thuật.
|
Trong vật lý học, đặc biệt là cơ học cổ điển, bài toán ba vật thể là lấy vị trí ban đầu và vận tốc (hoặc động lượng) của ba khối lượng điểm quay quanh nhau trong không gian và tính toán quỹ đạo tiếp theo của chúng bằng cách sử dụng định luật chuyển động của Newton và định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.[1]
Khác với bài toán hai vật thể, bài toán ba vật thể không có biểu thức dạng đóng tổng quát, nghĩa là không có phương trình nào mà có thể luôn luôn giải được bài toán này.[1] Khi ba vật thể quay quanh nhau, hệ thống động lực của chúng là hỗn loạn đối với hầu hết các điều kiện ban đầu (initial condition). Vì không có phương trình nào có thể giải được hầu hết các hệ ba vật thể, nên cách duy nhất để dự đoán chuyển động của các vật thể là ước tính chúng bằng các phương pháp số (numerical method).
Bài toán ba vật thể là một trường hợp đặc biệt của bài toán n vật thể. Trong lịch sử, bài toán ba vật thể cụ thể đầu tiên được nghiên cứu mở rộng là bài toán liên quan đến Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.[2] Theo nghĩa hiện đại mở rộng, bài toán ba vật thể là bất kỳ bài toán nào trong cơ học cổ điển hoặc cơ học lượng tử mô hình hóa chuyển động của ba hạt.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Barrow-Green, June (2008). “The Three-Body Problem”. Trong Gowers, Timothy; Barrow-Green, June; Leader, Imre (biên tập). The Princeton Companion to Mathematics. Princeton University Press. tr. 726–728.
- ^ “Historical Notes: Three-Body Problem”. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017.