Bước tới nội dung

Anorthit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Anorthit
Anorthit, Nhật Bản
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật fenspat
Công thức hóa họcCaAl2Si2O8
Hệ tinh thểtam tà
Nhận dạng
MàuTrắng, xám, đỏ
Dạng thường tinh thểHạt tha hình đến bán tự hình
Song tinhPhổ biến
Cát khaiHoàn toàn theo [001], tốt theo [010], kém theo [110]
Vết vỡKhông phẳn hoặc vỏ sò
Độ bềnGiòn
Độ cứng Mohs6
ÁnhThủy tinh
Tính trong mờTrong suốt đến mờ
Tỷ trọng riêng2,72 - 2,75
Thuộc tính quangHai trục (-), 2V 78° đến 83°
Chiết suấtnα = 1,573 - 1,577 nβ = 1,580 - 1,585 nγ = 1,585 - 1,590
Khúc xạ képδ = 0,012 - 0,013
Tham chiếu[1][2][3]

Anorthit là thành phần chủ yếu trong fenspat plagiocla. Plagiocla là khoáng vật phổ biến trong vỏ Trái Đất. Công thức của anorthit nguyên chất là CaAl2Si2O8.

Thành phần khoáng vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Anorthit là khoáng vật nền trong plagiocla, kết tinh từ dung dịch rắn thuộc nhóm plagiocla giàu calci, một khoáng vật nền khác là albit, NaAlSi3O8. Anorthit cũng có thể gọi là plagiocla khi thành phần của nó chiếm hơn 90% trong plagiocla.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Anorthit có thành phần ít biến đổi trong plagiocla. Nó có trong các đá mácma mafic, và trong các đá biến chất tướng granulit, trong đá cacbonat bị biến chất và trong các mỏ corundum.[1] Các vị trí phân bố chủ yếu như Monte SommaValle di Fassa, Ý. Nó được phát hiện năm 1823.[3]

Anorthit cũng cấu tạo nên phần lớn các cao nguyên trên Mặt Trăng; Genesis Rock cấu tạo bởi anorthosit là đá có thành phần chủ yếu là anorthit.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b http://www.handbookofmineralogy.org/pdfs/anorthite.pdf Handbook of Mineralogy
  2. ^ “Anorthite: Anorthite mineral information and data”. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ a b http://webmineral.com/data/Anorthite.shtml Webmineral

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]