Bước tới nội dung

Action Française

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hành động Pháp
Action française
Viết tắtAF
Tổng thư kýFrançois Bel-Ker
Phát ngônAntoine Berth
Thành lậpMaurice PujoHenri Vaugeois
Thành lập20 tháng 6 năm 1899; 124 năm trước (1899 -06-20)
Tiền thânLigue de la patrie française
Trụ sở chính10 phố Croix-des-Petits-Champs, 75001 Paris
Báo chíL'action française'La Restauration Nationale
Tổ chức sinh viênLiên đoàn sinh viên quốc gia hành động Pháp (FNEAF)
Tổ chức thanh niênCamelots du Roi
Cánh phụ nữQuý bà hành động Pháp (DAF)
Cánh xã hộiCercle Proudhon (1911–1944)
Thành viên  (2018)3.000[1]
Ý thức hệChủ nghĩa huyền bí[2][3]
Chủ nghĩa dân tộc Pháp
Lịch sử:
Khuynh hướngCực hữu
Tôn giáoGiáo hội Công giáo Roma
Thuộc tổ chức quốc tếHội nghị quân chủ quốc tế
Màu sắc chính thức          Lam & Vàng
Khẩu hiệuTất cả những gì là quốc gia là của chúng ta
Websiteactionfrancaise.ne
Quốc gia Pháp

Action française hay Hành động Pháp (phát âm tiếng Pháp: ​[aksjɔ̃ fʁɑ̃sɛːz], AF; tiếng Anh: French Action) là một phong trào chính trị cánh hữuPháp. Tên phong trào cũng được đặt cho tạp chí liên quan đến phong trào.[4]

Phong trào và tạp chí do Maurice PujoHenri Vaugeois thành lập năm 1899, như một phản ứng dân tộc chống lại sự can thiệp của các trí thức cánh tả thay cho Alfred Dreyfus. Charles Maurras nhanh chóng tham gia Action française và trở thành nhà tư tưởng chính của nó. Dưới ảnh hưởng của Maurras, Action française trở thành tổ chức theo chủ nghĩa bảo hoàng, phản cách mạng (phản đối di sản của Cách mạng Pháp), chống Thể chế đại nghịphi tập trung hóa, và ủng hộ chủ nghĩa tích hợpchủ nghĩa Công giáo.[5]

Ngay sau khi nó được tạo ra, Action française đã cố gắng gây ảnh hưởng đến dư luận bằng cách chuyển tạp chí của mình thành một tờ báo hàng ngày và bằng cách thành lập các tổ chức khác nhau. Năm 1914 nó đã trở thành phong trào dân tộc có cấu trúc tốt nhất và quan trọng nhất ở Pháp [6]. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào có uy tín và ảnh hưởng, nhưng rồi sự phổ biến của nó dần dần giảm đi do sự phát triển của chủ nghĩa phát xít và sự rạn nứt trong các mối quan hệ với Giáo hội Công giáo.[7]

Trong Thế chiến II Action française ủng hộ Chính phủ Vichy và Thống chế Philippe Pétain. Sau khi Chính phủ Vichy sụp đổ thì tờ báo của nó đã bị cấm và Maurras bị kết án tù chung thân. Phong trào vẫn tiếp tục tồn tại do các đăng tải và các phong trào chính trị mới. Mặc dù Action française không phải là một lực lượng cánh hữu chính như trước đây, nhưng ý tưởng của nó vẫn có ảnh hưởng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Action française 2000 ne paraîtra plus.
  2. ^ Stéphane Piolenc (21 April – ngày 4 tháng 5 năm 2011). “Pour un compromis… royaliste!”. L'Action française 2000. tr. 13. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ René Rémond (1954). Les Droites en France. Aubier.
  4. ^ a b Jacques Prévotat (ngày 2 tháng 11 năm 2004). L'action française. Presses universitaires de France. tr. 78.
  5. ^ a b Eugen Weber (1985). L'Action française. Fayard. tr. 47.
  6. ^ Joly, Laurent (tháng 7 năm 2006), “Les débuts de l'Action française (1899–1914) ou l'élaboration d'un nationalisme antisémite”, Revue Historique (bằng tiếng Pháp), Presses Universitaires de France, 308 (3 (639)): 701, JSTOR 40957800
  7. ^ “Holy See Bans French Paper”. Salt Lake Tribune. ngày 10 tháng 1 năm 1927. tr. 1.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]