Bước tới nội dung

A0620-00

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
A0620-00
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Kỳ Lân
Xích kinh 06h 22m 44,503s[1]
Xích vĩ −00° 20′ 44,72″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 11,2[1]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK5 V hố đen[2]
Kiểu biến quangTân tinh tia X, Elipxoit[3]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−5 ± 12[4] km/s
Khoảng cách5.460 ± 1.400 ly
(1.677 ± 428[1] pc)
Các đặc điểm quỹ đạo
Chu kỳ (P)7,75234 ± 0,00010[4] h
Độ nghiêng (i)50,98 ± 0,87[2]°
Kỷ nguyên điểm cận tinh (T)JD 2.446.082,7481 ± 0,0008[4]
Bán biên độ (K1)
(sơ cấp)
457 ± 8[4] km/s
Chi tiết [2]
Lỗ đen
Khối lượng6,61 ± 0,25 M
Sao loai K
Khối lượng0,40 ± 0,045 M
Tên gọi khác
1A 0620-00, INTREF 297, Nova Mon 1917, Nova Mon 1975, Mon X-1, V616 Mon[1]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

A0620-00 (viết tắt từ 1A 0620-00) là một hệ sao đôi trong chòm sao Kỳ Lân.

A0620-00 bao gồm hai thiên thể. Thiên thể đầu tiên là một sao dãy chính loại K với loại quang phổ K5 V.[2] Không thể nhìn thấy thiên thể thứ hai, nhưng dựa trên khối lượng tính toán của nó là 6,6 lần M,[2] nó quá lớn để trở thành một sao neutron và do đó phải là một lỗ đen khối lượng cỡ sao.[4] Ở khoảng cách chỉ khoảng 5.500 năm ánh sáng (1.700 parsec), A0620-00 trở thành một trong những lỗ đen gần nhất được biết đến đối với hệ Mặt Trời, gần hơn so với GRO J1655-40.[5] Hai thiên thể này quay quanh nhau với chu kỳ 7,75 giờ.[4]

A0620-00 đã trải qua hai đợt bùng phát tia X. Lần đầu tiên là vào năm 1917.[6] Lần thứ hai, vào năm 1975, vụ bùng phát được vệ tinh Ariel 5 phát hiện.[7] Trong thời gian đó, A0620-00 là nguồn điểm phát tia X sáng nhất.[4] Bây giờ nó được phân loại là một tân tinh tia X.[4] Bản chất lỗ đen của nó được xác định năm 1986.[4]

Bầu trời xung quanh 1A 0620-00, trong chòm sao Kỳ Lân. Hình ảnh này, được tạo từ dữ liệu Khảo sát Bầu trời Kỹ thuật số Sloan dưới ánh sáng nhìn thấy và hồng ngoại (bộ lọc u, g, i, z) và bao phủ một khu vực bầu trời khoảng 8 phút cung.

Lỗ đen trong A0620-00 kéo vật chất từ ngôi sao loại K vào một đĩa bồi tụ.[2] Đĩa bồi tụ phát ra lượng ánh sáng nhìn thấy và tia X đáng kể. Bởi vì ngôi sao loại K đã bị kéo giãn thành hình elipxoit, nên diện tích bề mặt có thể nhìn thấy và do đó độ sáng biểu kiến sẽ thay đổi theo góc nhìn từ Trái Đất. A0620-00 cũng mang định danh sao biến quang V616 Monocerotis.[3]

Tưởng niệm Stephen Hawking

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 15 tháng 6 năm 2018, một tín hiệu được truyền từ ăng ten vô tuyến lớn của Cơ quan Vũ trụ châu Âu tại Trạm Cebreros (cách Madrid 77 km về phía tây), để tưởng nhớ Stephen Hawking, người đã mất vào ngày 14 tháng 3 năm 2018, và các công trình của ông về vật lý lỗ đen. Sóng phát ra sẽ truyền đi được khoảng cách 3457 năm ánh sáng với tốc độ ánh sáng và sẽ đến lỗ đen vào năm 5475; đây sẽ là tương tác đầu tiên của con người với một lỗ đen hiện được biết đến.[8] 1A 0620-00 được chọn cho chương trình phát sóng này vì đây là lỗ đen gần nhất được biết đến với Trái Đất vào thời điểm đó.[9] Tin nhắn mang thông điệp hòa bình và hy vọng, theo lời từ thành viên gia đình Hawking.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “1A 0620-00”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f Cantrell Andrew G.; Bailyn Charles D.; Orosz Jerome A.; McClintock Jeffrey E.; Remillard Ronald A.; Froning Cynthia S.; Neilsen Joseph; Gelino Dawn M.; Gou Lijun (2010). “The Inclination of the Soft X-Ray Transient A0620-00 and the Mass of its Black Hole”. The Astrophysical Journal. 710 (2): 1127–1141. arXiv:1001.0261. Bibcode:2010ApJ...710.1127C. doi:10.1088/0004-637X/710/2/1127.
  3. ^ a b Samus N. N.; Durlevich O. V.; và đồng nghiệp (2009). “VizieR Online Data Catalog: General Catalogue of Variable Stars (Samus 2007-2013)”. VizieR On-line Data Catalog: B/gcvs. Originally Published in: 2009yCat....102025S. 1. Bibcode:2009yCat....102025S.
  4. ^ a b c d e f g h i McClintock J. E.; Remillard R. A. (1986). “The black hole binary A0620-00”. Astrophysical Journal. 308: 110–122. Bibcode:1986ApJ...308..110M. doi:10.1086/164482.
  5. ^ Foellmi Cédric (2009). “What is the closest black hole to the Sun?”. New Astronomy. 14 (8): 674–691. arXiv:0812.4232. Bibcode:2009NewA...14..674F. doi:10.1016/j.newast.2009.04.003.
  6. ^ Eachus L. J.; Wright E. L.; Liller W. (1976). “Optical observations of the recurrent nova associated with A0620-00 - 1917-1975”. Astrophysical Journal. 2. 203: L17–L19. Bibcode:1976ApJ...203L..17E. doi:10.1086/182009.
  7. ^ Elvis M.; Page C. G.; Pounds K. A.; Ricketts M. J.; Turner M. J. L. (1975). “Discovery of powerful transient X-ray source A0620-00 with Ariel V Sky Survey Experiment”. Nature. 257: 656, 657. Bibcode:1975Natur.257..656E. doi:10.1038/257656a0.
  8. ^ Ghosh, Pallab (ngày 15 tháng 6 năm 2018). “Prof Hawking: A fitting way to go”. BBC. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  9. ^ Kelly, Guy; Davies, Gareth (ngày 15 tháng 6 năm 2018). “Stephen Hawking laid to rest between graves of Sir Isaac Newton and Charles Darwin”. The Telegraph (bằng tiếng Anh). ISSN 0307-1235. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “A0620-00”. Black Hole Encyclopedia. StarDate. ngày 12 tháng 2 năm 2012.