Điện Mặt Trời ở Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới cho cả điện Mặt Trời và năng lượng nhiệt Mặt Trời. Ngành công nghiệp điện Mặt Trời của Trung Quốc bắt đầu bằng việc chế tạo pin Mặt Trời cho các vệ tinh và chuyển sang sản xuất pin Mặt Trời trong nước vào cuối những năm 1990.[1] Sau khi các ưu đãi đáng kể của chính phủ được đưa ra vào năm 2011, thị trường năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc đã tăng trưởng đáng kể: nước này trở thành quốc gia lắp đặt điện Mặt Trời hàng đầu thế giới vào năm 2013. Trung Quốc đã vượt qua Đức để trở thành nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới vào năm 2015,[2][3] và trở thành quốc gia đầu tiên có tổng công suất điện Mặt Trời lắp đặt trên 100 GW vào năm 2017.[4]
Vào cuối năm 2018, Trung Quốc có công suất năng lượng Mặt Trời tích lũy được lắp đặt là 174 GW.[5]
Vào cuối năm 2020, tổng công suất điện Mặt Trời lắp đặt của Trung Quốc là 253 GW, chiếm 1/3 tổng công suất điện Mặt Trời lắp đặt trên thế giới (760,4 GW).[6]
Hầu hết năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc được tạo ra ở các tỉnh phía tây và được chuyển đến các khu vực khác của đất nước. Năm 2011, Trung Quốc sở hữu nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất thế giới lúc bấy giờ là Huanghe Hydropower Golmud Solar Park, có công suất điện Mặt Trời là 200 MW. Năm 2018, Trung Quốc lại giữ kỷ lục với Tengger Desert Solar Park với công suất điện Mặt Trời là 1,5 GW. Trung Quốc hiện sở hữu nhà máy điện Mặt Trời lớn thứ hai thế giới là Huanghe Hydropower Hainan Solar Park, có công suất 2,2 GW.[7]
Làm nóng nước bằng năng lượng Mặt Trời cũng được triển khai rộng rãi, với tổng công suất lắp đặt là 290 GWth vào cuối năm 2014, chiếm khoảng 70% tổng công suất năng lượng nhiệt Mặt Trời được lắp đặt trên thế giới.[8][9]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Theo kế hoạch được công bố bởi Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia năm 2007, công suất năng lượng Mặt Trời lắp đặt của Trung Quốc sẽ tăng lên 1.800 MW vào năm 2020.[10] Tuy nhiên, vào năm 2009, Wang Zhongying, một quan chức của Ủy ban, đã đề cập tại một hội nghị về năng lượng Mặt Trời ở Thượng Hải rằng kế hoạch có thể vượt quá nhiều lần, với công suất lắp đặt có thể đạt 10 GW vào năm 2020.[10]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “中国光伏发展史 - 能源界”. nengyuanjie.net. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
- ^ Rose, Adam (21 tháng 1 năm 2016). “China's solar capacity overtakes Germany in 2015, industry data show”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
- ^ Hill, Joshua S. (22 tháng 1 năm 2016). “China Overtakes Germany To Become World's Leading Solar PV Country”. CleanTechnica (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
- ^ “China has already surpassed its 2020 solar target”. Unearthed (bằng tiếng Anh). 24 tháng 8 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2021.
- ^ “China Installs 44.3 Gigawatts Of Solar In 2018”. CleanTechnica (bằng tiếng Anh). ngày 23 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Snapshot 2021”. IEA-PVPS (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
- ^ “China completes world's second-largest solar power plant”. Balkan Green Energy News (bằng tiếng Anh). 2 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
- ^ “China's Big Push for Renewable Energy”.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênSHC-IEA_2014
- ^ a b “China solar set to be 5 times 2020 target”. Reuters. ngày 5 tháng 5 năm 2009.