Đan Lai
Bộ tộc Đan Lai là một nhóm người nhỏ, được chính phủ Việt Nam xếp vào dân tộc Thổ. Hiện tại dân số bộ tộc này chỉ còn khoảng hơn 3000 người.
Địa bàn cư trú
[sửa | sửa mã nguồn]Người Đan Lai cư trú chủ yếu ở miền núi có độ cao 1200 m so với mặt nước biển, tại các bản Co Phạt, Khe Khặng, Khe Búng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.[1]
Từ năm 2006, chính quyền chủ trương di dời tất cả người Đan Lai sống trong khu vực rừng quốc gia Pù Mát ra nơi ở mới thuộc Khu tái định cư Kẻ Tắt - Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Tộc Đan Lai có nguồn gốc từ người Kinh, tộc này chủ yếu là dòng họ La. Theo như lời kể của các già làng thì dòng họ này vốn dĩ chạy trốn sự ác bá của bạo chúa miền Hoa Quân (nay thuộc Thanh Chương, Nghệ An). Dòng họ La phải tìm cho ra 100 cây nứa bằng vàng, một chiếc thuyền chèo liền mái, nếu không sẽ bị thảm sát cả họ. Những thứ trên là hoàn toàn không thể có. Cả làng họ La gồng gánh nhau trốn chạy lên núi, họ chạy mãi, mãi mãi đến thượng nguồn con sông Giăng này, nơi không còn nghe thấy tiếng người mới dám dừng chân - một bộ tộc mới ra đời từ đây.
Cái tên Đan Lai là do được từ Đan trong tên làng xưa từ quê hương (làng Đan Nhiệm) và từ lai là vì cuộc sống của họ phải tiếp xúc, lai tạp với các dân tộc khác ở miền rừng núi.
Tập tục
[sửa | sửa mã nguồn]Tộc Đan Lai có tục ngủ ngồi rất khác biệt với các tộc người thiểu số khác. Tập tục này gắn liền với tai họa mà tổ tiên của họ đã phải gánh chịu. Ngủ ngồi là để cảnh giác với thú dữ và bọn quan quân truy đuổi (có thể vùng dạy chạy vào rừng sâu ngay nếu như quan quân đuổi đến).[2] Họ thường ngồi đưa hai bàn tay nắm lại đỡ lấy trán để ngủ, hoặc đẽo cây chàm ngàm kê vào dưới cổ để ngủ cho khỏi mỏi, hoặc hai tay nắm chặt đầu thanh củi tì vào trán. Ngay cả trong các hoạt động sinh hoạt khác như sinh đẻ cũng "ngồi"
Vấn đề định cư người Đan Lai
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 19/12/2006, thủ tướng chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai, hiện sinh sống tại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông-Nghệ An, với tổng kinh phí hơn 93 tỷ đồng. Theo đề án này, chính phủ Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục đào tạo tại các khu vực người Đan Lai sinh sống, giúp bà con mở rộng quan hệ giao lưu với các dân tộc khác trên địa bàn.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Thông tư 03/2014/TT-BTNMT ngày 12/02/2014 Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Nghệ An. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 10/09/2018.
- ^ “Tộc người ngủ ngồi, xác chết đóng khố ở Pù Mát”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.