Động đất Hōei 1707
Ngày địa phương | 28 tháng 10, 1707 |
---|---|
Giờ địa phương | 13:45 |
Độ lớn | 8,6 Mw |
Tâm chấn | 33°00′B 136°00′Đ / 33°B 136°Đ |
Vùng ảnh hưởng | Chūbu, Kinki, Shikoku, Kyushu |
Cường độ lớn nhất | JMA 7 |
Sóng thần | Có |
Lở đất | Có |
Thương vong | 5.000-28.000 người chết |
Động đất Hōei (宝永地震 (Bảo Vĩnh địa chấn) Hōei jishin) là một trận động đất dữ dội xảy ra ở Nhật Bản vào năm 1707, tức năm thứ 4 niên hiệu Hōei. Cho đến trước trận động đất Tōhoku 2011, động đất Hōei là chấn động địa chất lớn nhất được ghi nhận ở Nhật Bản.[1][2] Cũng trong năm xảy ra động đất, núi Phú Sĩ phun trào, sử Nhật Bản gọi là Bảo Vĩnh đại phún hỏa (宝永大噴火, Hōei daifunka). Cả hai thảm họa này được gọi chung là Đại họa năm Hợi.
Động đất
[sửa | sửa mã nguồn]Vào khoảng 13 giờ ngày 28 tháng 10 năm 1707 (giờ Nhật Bản hiện tại) xảy ra một trận động đất dữ dội có tâm chấn nằm ở 33,2 vĩ độ Bắc 135,9 kinh độ Đông tại máng Nankai (dưới đáy biển ngoài khơi Shikoku). Trận động đất này kéo theo hai trận động đất khác, một ở vùng Tōkai và một ở vùng Nankai, gây chấn động khắp từ Kantō tới Kyūshū. Thời đó, thiết bị đo chấn độ chính xác không có, nên các sử gia chỉ có thể căn cứ vào các địa danh được ghi chép rằng có thấy bị chấn động, độ cao của sóng thần, khoảng thời gian kéo dài của các dư chấn, để ước lượng chấn độ vào khoảng từ 8,4 đến 8,7 độ Richter.
Nghiên cứu dựa trên sóng thần dẫn tới giả thuyết cho rằng đã xuất hiện gần như đồng thời 3 hoặc 5 đợt đứt gãy tại máng Nankai. Xét theo thứ tự lần lượt hướng từ ngoài khơi vịnh Suruga tới ngoài khơi Shikoku, 5 đợt đứt gãy này có các thông số như sau:
Vĩ độ Bắc | Kinh độ Đông | Độ sâu | Thang độ moment |
---|---|---|---|
35,14° | 138,73° | 2 km | 8,1 |
33,90° | 138,13° | 3 km | 8,3 |
33,41° | 136,15° | 10 km | 8,2 |
33,40° | 134,57° | 1 km | 8,3 |
32,33° | 133,57° | 1 km | 8,3 |
Các nhà nghiên cứu ước lượng chấn độ của trận động đất Hōei là 8,7 độ.[5] Các địa phương chịu chấn động trên 6 độ có thể gồm Shizuoka, bình nguyên Ōsaka, bồn địa Nara, phía tây Shikoku; Kyōto cũng có thể chịu chấn động từ 5 đến 6 độ.[6][7] Khu vực bị thiệt hại nhiều nhất do trận động đất này là Tokaidō, quanh vịnh Ise, bán đảo Kii. Các vùng từ Suruganokuni đến Tosanokuni đều thấy ghi nhận là có nhà cửa bị đổ vỡ.[8][9] Cả các vùng Izumonokuni, Echizennokuni, Shinanonokuni cũng bị thiệt hại. Các vùng Morotozaki, Kushimoto, Omaezaki thấy có sụt đất sâu 1 tới 2 mét, trong khi ở phía đông Kōchi có một vệt sụt lún ước rộng khoảng 20 km² và chỗ rộng nhất lên đến 2 mét, có thể đặt được cả một con thuyền vào đó.[1][2] Trận động đất đã gây ra một hiện tượng dị thường, đó là một số suối nước nóng ngừng phun nước nóng một thời gian, như suối nước nóng Tōgo ngưng suốt 145 ngày.[8]
Sóng thần
[sửa | sửa mã nguồn]Động đất đã gây ra sóng thần tấn công vào bờ biển Thái Bình Dương từ Izu đến Kyushu, bờ biển vịnh Ise, eo biển Bungo, biển Setonaikai và vịnh Ōsaka. Sóng có thể cao tới 5-7 mét ở Shimoda, 5-10 mét ở bán đảo Kii, 5-7 mét ở Awanokuni, 5-8 mét ở Tosanokuni. Vùng quanh vịnh Tosa bị thiệt hại nặng nề bởi sóng thần.[10] Cả một vùng ngoài thành Kōchi biến thành biển.[11] Ở Owase, sau khi động đất xảy ra khoảng 1 giờ đồng hồ thì sóng thần cao 1 trượng 9 thước (tức 5,7 mét) ập vào, cuốn đi và làm chết hàng nghìn người.[12] Sóng tấn công qua cửa sông Aji và sông Kiju tàn phá các thị trấn ở đây, cuốn trôi nhà cửa, tàu thuyền, làm vỡ cầu, làm chết hơn 7 ngàn người.[13]
Hậu quả
[sửa | sửa mã nguồn]Cả động đất cùng sóng thần đã làm khoảng 2 vạn người thiệt mạng, 3 ngàn tàu thuyền bị cuốn trôi, 30 vạn thạch lương bị hỏng, sập 6 vạn căn nhà và cuốn trôi 2 vạn căn nhà khác.[1][2] Một ghi chép khác cho biết có 29 vạn căn nhà bị hư hỏng và hơn 4900 người bị thiệt mạng.[10]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Ở khu vực này từng xảy ra những trận động đất lớn khác, trong đó có:
- Động đất Keichō (3 tháng 2 năm 1695)
- Động đất Ansei Tōkai (23 tháng 12 năm 1854)
- Động đất Ansei Nankai (24 tháng 12 năm 1854)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c 宇佐美龍夫 『日本被害地震総覧』 東京大学出版会、2003年
- ^ a b c 国立天文台 『理科年表』 丸善
- ^ 力武常次 『固体地球科学入門』 共立出版、1994年
- ^ 佐藤良輔、阿部勝征、岡田義光、島崎邦彦、鈴木保典『日本の地震断層パラメーター・ハンドブック』鹿島出版会、1989年
- ^ 京都大学理学部 中西一郎・矢野信 1707年宝永地震震源域の東端位置PDF
- ^ 東京大学地震研究所 宇佐美龍夫 宝永地震の震度分布PDF
- ^ 歴史地震の震度分布PDF
- ^ a b 宇佐美竜夫 「宝永地震」『世界大百科事典26』 平凡社、2009年
- ^ 宇佐美竜夫 「地震」『国史大辞典6』 吉川弘文館、1985年
- ^ a b 防災システム研究所
- ^ 『日本歴史地名大系40 高知県の地名』 平凡社、1983年
- ^ 『日本歴史地名大系24 三重県の地名』 平凡社、1983年
- ^ 西山昭仁・小松原琢 宝永地震(1707)における大坂での地震被害とその地理的要因PDF