Bước tới nội dung

Đảo Ốc Hoa

16°34′29″B 111°40′24″Đ / 16,57472°B 111,67333°Đ / 16.57472; 111.67333 (Đảo Ốc Hoa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thực thể địa lý tranh chấp
Đảo Ốc Hoa
Ảnh vệ tinh chụp đá Sơn Kỳ (tháng 8 năm 2023). Cồn cát phía trên là đảo Ốc Hoa và nhỏ hơn phía dưới là đảo Ba Ba.
Địa lý
Vị trí của đảo Ốc Hoa
Vị trí của đảo Ốc Hoa
đảo
Ốc Hoa
Vị tríBiển Đông
Tọa độ16°34′29″B 111°40′24″Đ / 16,57472°B 111,67333°Đ / 16.57472; 111.67333 (Đảo Ốc Hoa)
Diện tích3 ha
Quốc gia quản lý Trung Quốc
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan
Thành phốCao Hùng

Quốc gia

 Trung Quốc
TỉnhHải Nam

Quốc gia

 Việt Nam
Thành phốĐà Nẵng

Đảo Ốc Hoa là một bãi cát thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đảo cách đảo Hoàng Sa 4,2 hải lý (7,8 km) về phía đông bắc và cách bãi Xà Cừ 2,1 km về phía tây.

Đảo Ốc Hoa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đảo này.

Tên đảo xuất phát từ tên của loại sản vật biển "ốc hoa" ở Hoàng Sa. Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép:

Ngày trước, họ Nguyễn có thiết lập đội Hoàng Sa gồm bảy mươi suất, (...) Họ chèo năm chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển cả ba ngày ba đêm mới đến đảo (tức đảo Hoàng Sa). Họ tha hồ lượm lặt, tự ý bắt chim, bắt cá làm đồ ăn. (...) Họ còn lượm nhặt những vỏ đồi mồi, những con hải sâm, những hạt con ốc hoa thật là nhiều.

— Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục[2], quyển 2, 1776
Sau này, bộ sử Đại Nam thực lục (tiền biên) nhắc lại:

Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi, ở ngoài biển, có hơn một trăm ba mươi bãi cát, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Trường Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích,...

— Quốc sử quán (triều Nguyễn), Đại Nam thực lục (tiền biên)[3], 1844
  • Đặc điểm: cấu thành chủ yếu từ cát san hô cùng với mảnh vụn từ tảo san hôtrùng lỗ. Đảo có chiều dài từ đông sang tây khoảng 315 m, chiều rộng từ bắc xuống nam khoảng 95 m nhưng hình thể vẫn tiếp tục thay đổi. Hiện diện tích của đảo vào khoảng 3 ha. Mặt bắc của đảo cao hơn mặt nam.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng, huyện Hoàng Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ Hãn Nguyên (1975). “Những sử liệu chữ Hán minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua nhiều thế kỉ”. Tập san Sử Địa. Sài Gòn: Nhà in Văn Hữu. 29: 121.
  3. ^ “Một số tư liệu lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (PDF). Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ (Việt Nam). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  4. ^ “走进西沙全富岛:无人居住的海岛 海水清澈见底” (bằng tiếng Trung). 南海网. 12 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2013.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Không ảnh chụp khu trung tâm nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa
Vị trí của đảo Quang Hoà
đảo Quang Hoà
Vị trí của đảo Duy Mộng
đảo Duy Mộng
Vị trí của đảo Quang Ảnh
đảo Quang Ảnh
Vị trí của đá Hải Sâm (là một rạn vòng)
đá Hải Sâm
Vị trí của đảo Hữu Nhật
đảo Hữu Nhật
Vị trí của đảo Hoàng Sa
đảo Hoàng Sa
Vị trí của đảo Ốc Hoa (chỉ là một cồn cát)
đảo Ốc Hoa
Vị trí của đảo Ba Ba (chỉ là một cồn cát)
đảo Ba Ba
Vị trí của bãi Xà Cừ (là một bãi san hô)
bãi
Xà Cừ
Khu trung tâm nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhìn từ phía đông

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]