Bước tới nội dung

Đại Hùng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại Hùng
Ursa Major
Chòm sao
Ursa Major
Viết tắtUMa
Sở hữu cáchUrsae Majoris
Xích kinh10,7 h
Xích vĩ55,38°
Diện tích1280 độ vuông (3)
Mưa sao băngAlpha Ursa Majorids
Leonids-Ursids
Giáp với
các chòm sao
Nhìn thấy ở vĩ độ giữa 90° và −30°.
Nhìn thấy rõ nhất lúc 21:00 (9 giờ tối) vào tháng 4.

Chòm sao Đại Hùng 大熊, (tiếng La Tinh: Ursa Major), còn được gọi là Gấu Lớn (Great Bear), là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Gấu Lớn. Chòm sao này là một trong những chòm sao nổi tiếng nhất, không những bởi độ sáng của các ngôi sao thành viên, mà còn bởi huyền thoại Hy Lạp lý thú về chòm sao này. Trong thiên văn học Trung Quốc gọi 7 ngôi sao sáng nhất này là sao Bắc Đẩu.

Chòm sao Gấu Lớn gồm 7 ngôi sao có độ sáng gần như đồng đều nhau. Trong đó đặc biệt có 2 ngôi sao gọi là sao Chỉ (pointers), vì nối 2 ngôi sao đó và kéo dài, chúng ta sẽ tìm được vị trí của sao Bắc Cực (Polaris). Chòm sao Gấu Lớn không giữ nguyên hình dạng của nó, mà các ngôi sao trong chòm đang di chuyển theo những hướng khác nhau, dù với tốc độ rất chậm.

Chòm sao lớn này có diện tích 1280 độ vuông, nằm trên thiên cầu bắc, chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Chòm sao Đại Hùng nằm kề các chòm sao Thiên Long, Lộc Báo, Thiên Miêu, Tiểu Sư, Sư Tử, Hậu Phát, Lạp Khuyển, Mục Phu.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình dung của người xưa về chòm sao

Thiên thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thiên thể đáng quan tâm

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • ESA (1997). “The Hipparcos and Tycho Catalogues”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2003. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
  • Kostjuk, N. D. (2002). “HD-DM-GC-HR-HIP-Bayer-Flamsteed Cross Index”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
  • Roman, N. G. (1987). “Identification of a Constellation from a Position”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]