Bước tới nội dung

Viễn Đông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các nước vùng Viễn Đông
Vị trí của Viễn Đông, được xác định theo văn hóa
Tên tiếng Trung
Phồn thể遠東
Giản thể远东
Tên tiếng Miến Điện
Tiếng Miến Điệnအရှေ့ဖျား ဒေသ
IPA[ʔəʃḛbjá dèθa̰]
Tên tiếng Việt
Chữ Quốc ngữViễn Đông
Tên tiếng Thái
Tiếng Tháiตะวันออกไกล
Tawan-oak klai
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
극동
Hanja
極東
Tên tiếng Nhật
Kanji極東
Katakanaキョクトウ
Tên tiếng Mã Lai
Mã Laiتيمور جاوء
Timur Jauh
Tên tiếng Indonesia
IndonesiaTimur Jauh
Tên tiếng Filipino
TagalogSilanganan (poetic)
Malayong Silangan (literal)
Tên tiếng Bồ Đào Nha
Bồ Đào NhaExtremo Oriente
Tên tiếng Nga
Tiếng NgaДальний Восток
IPA: [ˈdɑlʲnʲɪj vɐsˈtok]
Latinh hóaDál'niy Vostók
Tên tiếng Tây Ban Nha
Tây Ban NhaExtremo Oriente

Viễn Đông là một từ thuật ngữ dùng để chỉ các quốc gia Đông Á[1]. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, "Cận Đông" dùng để ám chỉ các vùng đất cạnh Đế quốc Ottoman, "Trung Đông" là các vùng tây bắc Nam ÁTrung Á và "Viễn Đông" là các quốc gia nằm dọc tây Thái Bình Dương và các quốc gia nằm dọc đông Ấn Độ Dương. Nhiều ngôn ngữ châu Âu có thuật từ tương đương như tiếng PhápExtrême-Orient, tiếng Tây Ban Nha Extremo Oriente, tiếng Đức Ferner Osten, tiếng Ý Estremo oriente, tiếng Anh Far East (một từ rất phổ biến suốt thời Đế quốc Anh như 1 thuật từ chung chỉ các vùng đất phía đông Ấn Độ thuộc Anh), tiếng Hà Lan Verre Oosten...

Theo cách sử dụng của các chuyên gia nghiên cứu về Đông phương thì nó có nghĩa là một sự cách xa về cả mặt địa lý cũng như văn hóa; có nghĩa là 1 địa phương không chỉ xa về mặt địa lý mà cũng xa lạ về mặt văn hóa. "Viễn Đông" chưa bao giờ được dùng để ám chỉ, ví dụ, đến các quốc gia có nền văn hóa Tây phương như ÚcNew Zealand. 2 nước này thậm chí nằm xa về phía đông của châu Âu hơn phần nhiều các quốc gia châu Á. "Viễn Đông" trong cách này tương tự các thuật từ như "phương Đông" (có nghĩa là phía đông); "thế giới Đông phương" hoặc đơn giản là "phía đông". Viễn Đông Nga có lẽ được bao gồm vào Viễn Đông theo góc độ nào đó vì sự di dân hiện nay của người Trung Hoa đến NgaKoryo-saram.

Danh sách các quốc gia Viễn Đông theo số liệu Địa lý - kinh tế - xã hội - tài chính 2009

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Quốc gia/Vùng lãnh thổ Tổng diện tích (km²)[2] Tỉ lệ mặt nước (%)[3] Dân số (người)[4] Mật độ dân số (km²/người)[5]
1 Nga Nga 17.098.242 0,47 141.906.693 8,3
2 Trung Quốc Trung Quốc 9.596.961 2,82 1.450.314.565 139,1 138,4
3 Hàn Quốc Hàn Quốc 100.140 0,29 51.446.201 489,2
4 Đài Loan Đài Loan 36.188 10,34 23.120.205 638,9
5 Ấn Độ Ấn Độ 1.860.360 4,85 1.413.197.314 400.5
6 Philippines Philippines 300.000 0,61 92.217.391 307,4
7 Singapore Singapore 705 1,44 5.009.236 7.105,3
8 Myanmar Myanmar 676.578 3,06 60.003.503 88,7
9 Đông Timor Đông Timor 14.874 0 1.114.229 74,9
10 Mông Cổ Mông Cổ 1.564.100 0 2.709.865 2,2
11 Hồng Kông Hồng Kông 1.104 4,58 7.065.396 6.399,8
12 Ma Cao Ma Cao 29 0 559.494 19.292,9
13 Nhật Bản Nhật Bản 377.930 0,82 127.551.434 337,5
14 Thái Lan Thái Lan 513.120 0,43 66.982.746 132
15 Campuchia Campuchia 181.035 2,5 14.154.948 94
16 Việt Nam Việt Nam 331.700 6.4 100.036.549 308
17 Lào Lào 236.800 2,53 6.318.284 29,6
18 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Triều Tiên 120.538 0,11 25.368620 185,4
19 Malaysia Malaysia 330.803 0,36 27.763.309 92
20 Brunei Brunei 5.765 8,67 409.872 72,11
21 Indonesia Indonesia 1.904.569 92.942 270.203.917 142

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Far East Lưu trữ 2012-12-14 tại Wayback Machine
  2. ^ Tổng diện tích theo thống kê của Liên Hợp Quốc - UN 2007
  3. ^ Tỉ lệ mặt nước theo CIA Facbook
  4. ^ Dân số theo Quỹ tiền tệ Quốc tế & Ngân hàng thế giới 2009
  5. ^ Mật độ dân cư theo Quỹ tiền tệ Thế giới và UN 2009