NGC 3631
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 7 2020) |
NGC 3631 là tên của một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Đại Hùng. Khoảng cách của nó với chúng ta là khoảng xấp xỉ 35 triệu năm ánh sáng. Kích thước biểu kiến của nó là khoảng 60000 năm ánh sáng. Nó được nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện vào ngày 14 tháng 4 năm 1789[1]. Từ điểm nhìn của chúng ta, nó là một thiên hà xoắn ốc hoàn mỹ đối mặt với chúng ta.
Đặc tính
[sửa | sửa mã nguồn]Nó có hai nhánh xoắn ốc chính bắt đầu từ khu vực gần trung tâm. Sau đó nó rẽ ra nhiều nhánh thứ cấp với độ sáng bề mặt thấp hơn. Tỉ lệ hình thành sao từ vừa phải đến cao và các vùng H II nổi bật của thiên hà đều có ở trong mọi nhánh xoắn ốc.[2] Tỉ lệ hình thành sao của thiên hà này là 4,6 khối lượng mặt trời trên một năm[3]. Nhà thiên văn học người Mĩ Halton Arp đã quan sát "các nhánh thẳng" và một "vòi hút băng qua từ trong ra ngoài của nhánh phía nam"[4].
Siêu tân tinh
[sửa | sửa mã nguồn]Có 4 siêu tân tinh được phát hiện trong chính NGC 3631, đó là SN 1964A (cấp sao cao nhất: 17[5]), SN 1965L (cấp sao cao nhất: 15,95[6]), SN 1996bu và SN 2016bau. SN 1996bu là một siêu tân tinh loại II được phát hiện vào ngày 14 tháng 11 năm 1996 và cấp sao của nó cao nhất là 17,3[7]. SN 2016bau là một siêu tân tinh loại Ib[8]. Nó được quan sát bằng các bước sóng vô tuyến tại đài quan sát Very Large Array với mật độ từ thông là 1,0 /- 0,03 mJy tại 8,6 GHz.[9]
Dữ liệu hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Đại Hùng và dưới đây là một số dữ liệu khác:
Xích kinh 11h 21m 02.9s[10]
Độ nghiêng 53° 10′ 10″[10]
Giá trị dịch chuyển đỏ 1.156 ± 1 km/s[10]
Cấp sao biểu kiến 10.1
Kích thước biểu kiến 5′.0 × 4′.8[10]
Loại thiên hà SA(s)c [10]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ NGC 3631 cseligman.com
- ^ Sandage, A., Bedke, J. (1994) The Carnegie Atlas of Galaxies. Volume I, Carnegie Institution of Washington
- ^ Mineo, S.; Gilfanov, M.; Lehmer, B. D.; Morrison, G. E.; Sunyaev, R. (ngày 11 tháng 1 năm 2014). “X-ray emission from star-forming galaxies – III. Calibration of the LX-SFR relation up to redshift z ≈ 1.3”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 437 (2): 1698–1707. arXiv:1207.2157. Bibcode:2014MNRAS.437.1698M. doi:10.1093/mnras/stt1999.
- ^ Fridman, A. M.; Khoruzhii, O. V.; Polyachenko, E. V.; Zasov, A. V.; Sil'Chenko, O. K.; Moiseev, A. V.; Burlak, A. N.; Afanasiev, V. L.; Dodonov, S. N.; Knapen, J. H. (ngày 21 tháng 5 năm 2001). “Gas motions in the plane of the spiral galaxy NGC 3631”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 323 (3): 651–662. arXiv:astro-ph/0012116. Bibcode:2001MNRAS.323..651F. doi:10.1046/j.1365-8711.2001.04218.x.
- ^ “1964A - The Open Supernova Catalog”. sne.space. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2019.
- ^ “1965L - The Open Supernova Catalog”. sne.space. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2019.
- ^ “1996bu - The Open Supernova Catalog”. sne.space. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2019.
- ^ Granata, V.; Benetti, S.; Cappellaro, E.; Elias-Rosa, N.; Pastorello, A.; Tomasella, L.; Nascimbeni, V.; Ochner, P.; Tartaglia, L.; Terreran, G.; Turatto, M. (ngày 15 tháng 3 năm 2016). “Asiago spectroscopic and photometric observations of AT2016bau”. The Astronomer's Telegram. 8818: 1. Bibcode:2016ATel.8818....1G.
- ^ Kamble, Atish; Margutti, Raffaella; Alexander, Kate; Berger, Edo; Cantiello, Matteo; Challis, Pete; Chomiuk, Laura; Guidorzi, Christiano; Kirshner, Robert; Milisavljevic, Danny; De Mink, Selma; Parrent, Jerod; Soderberg, Alicia; Zapartas, Emmanouil; Zauderer, Ashley (ngày 5 tháng 4 năm 2016). “VLA observations of SN 2016bau of Type Ib in NGC 3631”. The Astronomer's Telegram. 8911: 1. Bibcode:2016ATel.8911....1K.
- ^ a b c d e “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 3631. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- NGC 3631 trên WikiSky: DSS2, SDSS, IRAS, Hydrogen α, X-Ray, Astrophoto, Sky Map, Bài viết và hình ảnh