Wikipedia:Sách hướng dẫn/Chú thích nguồn gốc
Nếu bạn thêm thông tin vào bài viết, hãy chắc chắn rằng bạn đã bao gồm nguồn mà bạn dùng để tham khảo, bởi vì các thông tin không nguồn tham khảo có thể sẽ bị loại bỏ. Sử dụng chú dẫn trong các câu văn là cách tốt nhất để những biên tập viên và độc giả khác có thể chứng thực được thông tin bạn vừa thêm vào. Ngoài ra, hãy bảo đảm rằng tất cả những nguồn mà bạn chú dẫn đều có thể tin cậy được.
Cước chú
Trước khi bạn đọc, xin nhấn mạnh rằng những thông tin dưới đây đặc biệt quan trọng và bắt buộc phải sử dụng trong mọi bài viết! |
Cách đơn giản nhất để tạo một chú dẫn trong hàng là dùng cước chú. Bạn có thể tạo cước chú bằng các mã wiki, hãy thêm thẻ ref kẹp giữa nguồn gốc thông tin của bạn, như thế này:
- <ref>Dẫn nguồn cho thông tin của bạn</ref>
Một cách khác, bạn có thể ấn vào biểu tượng trên thành công cụ sửa đổi và điền nội dung chú dẫn vào khung, phần mềm sẽ tự động chèn mã thích hợp cho bạn.
Nếu bạn đang thêm cước chú đầu tiên trong một bài viết, cần nhớ rằng bao giờ cũng phải thêm một mã nữa để phần mềm Wikipedia hiện những cước chú của bạn ra. Mã đó viết như sau:
- {{Tham khảo}} hoặc <references />.
Mã trên luôn được dùng bên dưới một đề mục của bài viết là == Tham khảo == (hay đôi khi là == Chú thích ==). Nếu mục đó chưa tồn tại, bạn cần phải thêm nó vào bài (cả mã đề mục và mã {{Tham khảo}} hoặc <references /> đã nói ở trên). Hãy đặt đề mục mới này nằm gần cuối bài viết, bên trên đề mục "Liên kết ngoài" (nếu mục này đã tồn tại).
Khi bạn đã lưu các sửa đổi, thẻ ref sẽ chuyển các chú dẫn nguồn gốc của bạn thành một cước chú tham khảo (giống thế này[1]), còn nội dung của chú dẫn đó xuất hiện trong mục Tham khảo hay Chú thích ở cuối bài viết.
Nếu cước chú của bạn (đang kẹp giữa hai thẻ ref) là đường dẫn đến một trang web bên ngoài, hãy đặt địa chỉ trang (URL) vào trong cặp dấu ngoặc vuông đơn cùng với một câu văn (chú ý cần tạo khoảng trắng giữa câu văn đó với url), người đọc sẽ nhìn thấy liên kết này. Ví dụ:
- <ref>[http://tuoitre.vn/bài_báo/ Bài báo trong Tuổi trẻ online]</ref>
Mặc dù không bắt buộc, cực kỳ khuyến nghị rằng bạn cung cấp nhiều thông tin hơn cho cước chú đó. Đây được xem là một cước chú hoàn chỉnh:
- <ref>Tên tác giả bài báo, [http://tuoitre.vn/bài_báo/ "Tên bài báo"], ''Tuổi trẻ online'', ngày tháng năm công bố bài báo</ref>
Đặc biệt không nên chỉ dùng một liên kết trần đối với các nguồn tham khảo là liên kết ngoài. Làm vậy liên kết ngoài đó sẽ hiện toàn bộ url ra chứ không hiện câu văn thay thế, (ví dụ: viết http://tuoitre.vn/bài_báo/ là sai), và có thể dẫn đến tình trạng liên kết ngoài đó bị chết.
Mặc dù việc trích dẫn đến những trang web bên ngoài là kiểu tạo chú thích nguồn gốc phổ biến nhất, nhưng Wikipedia không ưu tiên cho những nguồn trực tuyến như thế này. Nếu nguồn bạn tham khảo là từ sách, tạp chí, báo giấy, tài liệu hay các loại nguồn khác, bạn có thể đặt thông tin nhận diện nguồn đó vào giữa hai thẻ ref.
Để có thể quan sát rõ ràng hơn, xem hướng dẫn dưới đây.
Mã chú dẫn trong hàng; những gì bạn gõ vào khi đang sửa | Kết quả khi đã lưu trang |
---|---|
Hai chú dẫn khác nhau.<ref>Văn bản chú dẫn.</ref><ref>Văn bản chú dẫn 2.</ref>
|
Hai chú dẫn khác nhau.[1][2] |
Nhiều<ref name="nhiều">Văn bản chú dẫn 3.</ref> chú dẫn<ref name="nhiều" /> cùng dùng.<ref name="nhiều" />
|
Nhiều[3] chú dẫn[3] cùng dùng.[3] |
== Tham khảo ==
{{Tham khảo}}
|
Tham khảo
|
Các bản mẫu thường dùng giữa hai thẻ <ref></ref> để định dạng chú thích: {{Chú thích}}, {{Chú thích web}}, {{Chú thích sách}}, {{Chú thích báo}}, {{Chú thích tạp chí}}, Bản mẫu khác |
Xin xem Wikipedia:Chú thích nguồn gốc để được hướng dẫn thêm về cước chú. Ngoài ra, có những bản mẫu có thể trợ giúp bạn trong việc định dạng chú thích; xem danh sách và nhấp chuột vào từng bản mẫu để đọc cách sử dụng.
Khi đã quen với những cú pháp trên, bạn có thể dùng một công cụ đắc lực để dùng các bản mẫu chú thích một cách dễ dàng. Hãy sửa chỗ thử và dò trên thành công cụ sửa đổi, có cụm từ "Thêm chú thích", ấn vào đó và chọn loại bản mẫu trong trình đơn thả xuống, khi đó một hộp thoại chèn chú thích sẽ hiện ra và bạn chỉ việc điền các thông số phù hợp. Bạn có thể xem một video hướng dẫn (bằng giao diện tiếng Anh) về cách sử dụng công cụ này.
Nhắc lại điều quan trọng: Dù cho sử dụng công cụ nào, để hiện ra những chú dẫn giữa hai thẻ ref, bạn phải thêm mã giúp nó hiện ra ở cuối trang, xin đọc lại nội dung trên nếu bạn đã quên.
Mục liên kết ngoài
Nhiều bài viết Wikipedia có một mục riêng biệt gọi là Liên kết ngoài. Phần này dùng để liệt kê các trang web chứa thông tin bổ sung có giá trị và đáng tin cậy cho bài viết. Các liên kết ngoài phù hợp cho phần này nhìn chung rất ít và phải thật sự có liên quan chặt chẽ với nội dung bài viết; xem hướng dẫn chi tiết trong Wikipedia:Liên kết ngoài. Nếu một bài viết đã có nhiều hơn cái gọi là "nhìn chung rất ít" các liên kết trong mục Liên kết ngoài, và bạn đã là một biên tập viên có kinh nghiệm, có lẽ bạn cần chọn lọc và loại bỏ bớt một số liên kết ngoài không cần thiết. Và khi bạn muốn thêm một liên kết ngoài mới trong khi bài đã có khá nhiều liên kết ngoài, bạn nên đề nghị nó trong trang Thảo luận trước khi thêm.
Để thêm một liên kết ngoài, chỉ cần gõ url liên kết một khoảng trắng câu văn thay thế, toàn bộ nằm bên trong hai dấu ngoặc vuông đơn tương tự như hướng dẫn thêm cước chú bên trên. Nhớ đặt một dấu hoa thị đằng trước để hiển thị dưới dạng danh sách (sẽ được học ở bài kế tiếp). Ví dụ:
- * [http://www.example.com/ Website chính thức]
sẽ hiển thị thế này:
Có một cách để tạo liên kết ngoài dễ dàng khác là tiếp tục dùng biểu tượng trên thanh công cụ sửa đổi, chọn ô "Ra trang web bên ngoài" ở cuối bảng, điền "Tựa trang" và "Văn bản liên kết" với hướng dẫn như trên.