Upādāna
Upādāna (Thủ) là một từ trong tiếng Phạn và tiếng Pali với nghĩa "nhiên liệu, nguyên nhân vật chất, chất nền mà nó là nguồn và phương thức của việc giữ cho một quá trình đang hoạt động được tiếp thêm năng lượng".[1][2] Nó cũng là một khái niệm quan trọng trong Phật giáo chỉ cho "sự quyến luyến, sự bám chặt, sự giữ chặt".[3] Thủ được xem như là kết quả của Ái (taṇhā), và là một phần trong Khổ đế (dukkha) của đạo Phật.
Bản chuyển ngữ của Upādāna | |
---|---|
Tiếng Anh | clinging, grasping, attachment or fuel, material cause |
Tiếng Phạn | उपादान, (upadana) |
Tiếng Pali | upādāna |
Tiếng Miến Điện | ဥပါဒါန် (IPA: [ṵ pà dàɰ̃]) |
Tiếng Trung Quốc | 取 (Bính âm Hán ngữ: qǔ) |
Tiếng Nhật | 取 (rōmaji: shu) |
Tiếng Khmer | ឧបដ្ឋាន (Upathan) |
Tiếng Hàn | 取(취) (Romaja quốc ngữ: chui) |
Tiếng Sinhala | උපාදාන |
Tiếng Tạng tiêu chuẩn | ལེན་པ (Wylie: len.pa) |
Tiếng Việt | 取 (thủ) |
Thuật ngữ Phật Giáo |
Ấn độ giáo
sửaThuật ngữ Upādāna xuất hiện theo nghĩa "nguyên nhân thực chất" trong các văn bản Vệ-đà cổ và Ấn độ giáo trung đại.[4]
Phật giáo
sửaNhững quan điểm của sáu vị ẩn sĩ trong kinh điển Pali (dựa trên kinh Sa môn quả1) | |
Vị ẩn sĩ | Quan điểm (diṭṭhi)1 |
Pūraṇa Kassapa |
Thuyết vô nghiệp (Amorality): phủ nhận mọi sự khen thưởng hay trừng phạt cho hành động tốt hoặc xấu. |
Makkhali Gośāla (Ājīvika) |
Thuyết luân hồi tịnh hóa (Fatalism): chúng ta không có năng lực; sự đau khổ đã được định trước. |
Ajita Kesakambalī (Lokāyata) |
Thuyết đoạn diệt (Materialism): sống một cách hạnh phúc; với cái chết, tất cả đều đoạn diệt. |
Pakudha Kaccāyana |
Thuyết bất tử (Eternalism): Vật chất, lạc, khổ và mạng là bất tử chúng không ảnh hưởng đến nhau. |
Nigaṇṭha Nātaputta (Jainism) |
Thuyết bốn loại cấm giới (Ethics of Jainism): sống gìn giữ, tẩy sạch và sống với ý chí gìn giữ với tất cả các ác pháp.2 |
Sañjaya Belaṭṭhiputta (Ajñana) |
Ngụy biện luận (Agnosticism): "Tôi không nói vậy/ nói thế/ khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế/ không không phải như thế." Sự treo (hoãn lại) trong việc đánh giá. |
Notes: | 1. DN 2 (Thanissaro, 1997; Walshe, 1995, pp. 91-109). 2. DN-a (Ñāṇamoli & Bodhi, 1995, pp. 1258-59, n. 585). |
Upādāna là từ trong tiếng Phạn và tiếng Pali với nghĩa "sự quyến luyến, sự bám chặt, sự giữ chặt", mặc dù theo nghĩa đen thì nó có nghĩa là "nhiên liệu".[5] Thủ và Ái được xem là hai nguyên nhân chính gây ra sự đau khổ. Sự đoạn diệt Thủ sẽ dẫn đến niết bàn.[6]
Các loại Thủ
sửaTrong Kinh tạng,[7] đức Phật cho rằng có tất cả bốn loại Thủ:
- Dục thủ (kamupadana)
- Kiến thủ (ditthupadana)
- Giới cấm thủ (silabbatupadana)
- Ngã luận thủ (attavadupadana).
Đức Phật một lần đã nói rằng, trong khi các giáo phái khác có thể đưa ra một cách phân tích thích hợp cho ba loại Thủ đầu tiên, ngài một mình đã giải thích rõ ràng và đầy đủ về Thủ của "ngã" và sự đau khổ theo sau của nó.[8]
Thắng pháp[9] và các tiểu luận của nó[10] cung cấp các định nghĩa sau đây cho bốn loại Thủ:
- dục thủ: sự bám chặt những thứ trên thế giới một cách lặp đi lặp lại
- kiến thủ: như là quan điểm thường hằng (cụ thể, "Thế giới và ngã là vĩnh cửu") hoặc là quan điểm đoạn diệt.[11]
- giới cấm thủ: tin vào việc chỉ dựa vào những lễ nghi thì có thể trực tiếp dẫn đến sự giải thoát, điển hình theo kinh điển là các lễ nghi của "thực hành hạnh con bò" hay "thực hành hạnh con chó".[12]
- ngã luận thủ: sự xác định "ngã" cho những thứ vô ngã (cụ thể, được minh họa trong MN 44,[13] và được thảo luận nhiều hơn trong các bài về uẩn và vô ngã).
Theo ngài Phật Âm,[14] thứ tự sắp xếp ở trên của bốn loại Thủ là theo xu hướng giảm dần về sự thô. Đó là từ cái Thủ dễ thấy (thô) nhất (dục thủ) cho đến cái vi tế (ngã luận thủ) nhất.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các Thủ
sửangã luận thủ | ||
↓ | ||
kiến thủ | ||
↓ | ↓ | |
giới cấm thủ | dục thủ |
Ngài Phật Âm chỉ ra xa hơn nữa rằng bốn loại thủ này đều có liên kết nhân quả với nhau như sau:[15]
- ngã luận thủ: đầu tiên, một người đó cho rằng họ có một cái "ngã" vĩnh cửu.
- kiến thủ: khi đó, người đó cho rằng hoặc là được bất tử bằng một cách nào đó, hoặc là bị đoạn diệt sau cuộc sống này.
- những biểu hiện về hành vi mang tính kết quả:
- giới cấm thủ: nếu người đó cho rằng họ là bất tử, khi đó họ sẽ bám chặt vào lễ nghi để đạt đến sự thanh lọc bản ngã.
- dục thủ: nếu người đó cho rằng họ sẽ hoàn toàn biến mất say khi đời sống này kết thúc, khi đó họ sẽ không quan tâm về thế giới tiếp theo và họ bám chặt vào ái dục.
Thứ tự về các loại Thủ được trình bày theo sơ đồ ở bên phải.
Vậy nên, dựa trên phân tích của ngài Phật Âm, Thủ là một niềm tin cốt lõi sai lầm mang tính cơ bản (ngã luận thủ) hơn là một kinh nghiệm bị ảnh hưởng theo thói quen (dục thủ).
Những biểu hiện của Thủ
sửaTheo nghĩa những trải nghiệm về tâm trí có thể biết được với ý thức, Thắng pháp xác định dục thủ với tâm sở "tham" (lobha) và ba loại thủ còn lại (ngã luận thủ, kiến thủ, giới cấm thủ) với tâm sở "tà kiến" (ditthi).[16] Vậy nên, Thủ có thể được nhận biết thông qua các định nghĩa 4-nhánh của thắng pháp về những tâm sở như được miêu tả trong bảng sau:[17]
chân tướng | phận sự | thành tựu | nhân cần thiết | |
---|---|---|---|---|
tham (lobha) | nắm bắt đối tượng | dính, như thịt trên chảo nóng | không từ bỏ | tận hưởng những điều trói buộc |
tà kiến (ditthi) | tác ý không khôn khéo | giả định, cứ cho là | niềm tin sai lầm | không nghe chánh pháp |
Để phân biệt giữa Ái và Thủ, ngài Phật Âm dùng một ẩn dụ như sau:[18]
- "Ái là sự cảm hứng từ một đối tượng mà người đó vẫn chưa thể với tới, giống như một người ăn trộm đang kéo dài tay ra trong bóng tối; Thủ là sự nắm bắt một đối tượng mà người đó đã chạm tới, cũng giống như là người ăn trộm đang nắm chặt món đồ của hắn.... Cả hai đều là gốc rễ của sự đau khổ do sự tìm kiếm và sự canh giữ."
Vậy nên, ví dụ như, khi đức Phật nói về việc "Thủ của các uẩn," ngài đang miêu tả về sự nắm chặt, sự canh giữ các kinh nghiệm có tính vật lý, có tính tinh thần và có tính ý thức mà chúng ta đã tin một cách sai lầm rằng chúng ta là chúng, hay chúng ta sở hữu chúng.
|
Như là phần của chuỗi nhân quả trong Khổ đế
sửaTrong Tứ diệu đế, diệu đế đầu tiên xác định rằng sự bám chặt (thủ, theo nghĩa "các thủ uẩn") như là một trong những trải nghiệm cốt lõi về sự khổ. Diệu đế thứ hai xác định Ái (tanha) như là cơ sở cho sự khổ. Theo cách này, một mối liên hệ nhân quả giữa Ái và Thủ được tìm thấy trong hầu hết tư tưởng cơ bản nhất của đức Phật.[19]
Trong chuỗi liên kết 12 nhân duyên của thuyết Duyên khởi (Pratītyasamutpāda), thủ (upādāna) là liên kết nhân quả thứ chín:[20]
- Thủ (Upādāna) phụ thuộc vào Ái (Taṇhā) như là một điều kiện trước khi nói có thể tồn tại.
- "Với Ái có mặt, Thủ sinh khởi".
- Thủ (Upādāna) cũng là điều kiện phổ biến cho điều kiện tiếp theo trong chuỗi, Hữu (Bhava).
- "Với Thủ có mặt, Hữu sinh khởi."
Theo ngài Phật Âm,[21] dục thủ chính là cái sinh ra từ Ái và là điều kiện cần thiết cho Hữu.
Thủ như là nhiên liệu
sửaGiáo sư Richard F. Gombrich đã chỉ ra trong một vài ấn bản rằng nghĩa đen của upādāna là "nhiên liệu". Ông dùng cách dịch này để liên kết thuật ngữ mà đức Phật dùng lửa như là một ẩn dụ. Trong bài kinh Bài kinh về lửa (Āditta-pariyāya) (Vin I, 34-5; SN 35.28), đức Phật đã nói với các vị Tì kheo rằng mọi thứ đều đang cháy. Đức Phật nói mọi thứ tức nghĩa là năm giác quan cộng với tâm trí, đối tượng của chúng và các thức hoạt động và các cảm giác mà chúng phát sinh - cụ thể, mọi thứ có nghĩa là toàn bộ mọi thứ của kinh nghiệm/ trải nghiệm. Tất cả những cái này đang bị cháy với ngọn lửa của tham, sân hận và si mê.
Trong chuỗi liên kết 12 nhân duyên, khi đó Ái tạo ra nhiên liệu cho sự cháy được duy trì hoặc là Hữu (bhava). Tâm trí như là ngọn lửa, tìm thêm nhiều nhiên liệu nữa để duy trì nó, trong trường hợp của tâm trí đây là trải nghiệm về giác quan, vậy nên sự nhấn mạnh của đức Phật còn ở chỗ "canh gác các cánh cổng của giác quan". Bằng cách không bị dính líu trong các giác quan (appamāda) chúng ta có thể giải thoát khỏi sự tham lam, sự sân hận hay là sự si mê. Sự giải thoát này cũng được biểu hiện bằng ẩn dụ về lửa khi nó được đặt tên là niết bàn mà nó có nghĩa là "ra khỏi", hoặc theo nghĩa đen là "dập tắt". (Chỉ cho từ Niết bàn (Nirvāṇa), động từ vā là một nội động từ nên không cần tân ngữ).
Có lẽ trước thời gian mà tạng kinh được bắt đầu viết (thế kỉ 1 TCN), và một cách chắc chắn khi ngài Phật Âm đã viết những tiểu luận của ngài ấy (thế kỉ 4 sau công nguyên) thì nghĩa ẩn dụ của nó đã biến mất, và upādāna trở thành đơn giản là Thủ như ở trên. Trước thời gian của Đại thừa, thuật ngữ lửa đã bị đánh mất và tham, sân và si được biết đến như là "tam độc".
Xem thêm
sửaNguồn tham khảo
sửa- ^ Thomas William Rhys Davids; William Stede (1921). Pali-English Dictionary. Motilal Banarsidass. tr. 149. ISBN 978-81-208-1144-7.
- ^ Monier Monier-Williams (1872). A Sanskrit-English Dictionary. Oxford University Press. tr. 171.
- ^ Paul Williams; Anthony Tribe; Alexander Wynne (2002). Buddhist Thought. Routledge. tr. 45, 67. ISBN 978-1-134-62324-2.
- ^ Wendy Doniger (1999). Merriam-Webster's Encyclopedia of World Religions. Merriam-Webster. tr. 1129. ISBN 978-0-87779-044-0.
- ^ See, for example, Rhys Davids & Stede (1921-25), p. 149; and, Gombrich (2005).
- ^ Below are some excerpts from the Pali Canon indicative of the statement that clinging's cessation leads to Nirvana:
- "For the sake of what, then, my friend, is the holy life lived under the Blessed One?"
- "The holy life is lived under the Blessed One, my friend, for the sake of total Unbinding [nibbana] through lack of clinging."
- — from "Relay Chariots" (Ratha-vinita Sutta MN 24) (Thanissaro, 1999).
- "Bhikkhus, when ignorance is abandoned and true knowledge has arisen in a bhikkhu, then with the fading away of ignorance and the arising of true knowledge he no longer clings to sensual pleasures, no longer clings to views, no longer clings to rules and observances, no longer clings to a doctrine of self. When he does not cling, he is not agitated. When he is not agitated, he personally attains Nibbana. He understands: 'Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.'"
- — from "The Shorter Discourse on the Lion's Roar" (Cula-sihanada Sutta MN 11) (Ñanamoli & Bodhi, 1993).
- "Now during this utterance, the hearts of the bhikkhus of the group of five were liberated from taints through clinging no more."
- — from "The Discourse on the Not-self Characteristic" (Anatta-lakkhana Sutta SN 22.59) (Ñāṇamoli, 1981).
- "...From the cessation of craving comes the cessation of clinging/sustenance. From the cessation of clinging/sustenance comes the cessation of becoming. From the cessation of becoming comes the cessation of birth. From the cessation of birth, then aging, illness & death, sorrow, lamentation, pain, distress, & despair all cease. Such is the cessation of this entire mass of suffering & stress."
- — from "Clinging" (Upadana Sutta SN 12.52) (Thanissaro, 1998b).
- "And having drunk
- "The medicine of the Dhamma,
- "You'll be untouched by age and death.
- "Having meditated and seen —
- "(You'll be) healed by ceasing to cling."
- — from "The Healing Medicine of the Dhamma" (Miln 5 [verse 335]) (Olendzki, 2005).
- ^ Examples of references to upādanā in the Sutta Pitaka can be found in the "Culasihanada Sutta" ("Shorter Discourse on the Lion's Roar", MN 11) (see Nanamoli & Bodhi, 2001, p. 161) and the "Nidanasamyutta" ("Connected Discourses on Causation", SN 12) (see Bodhi, 2000b, p. 535).
- ^ Cula-sihanada Sutta ("Shorter Discourse on the Lion's Roar", MN 11) (Ñanamoli & Bodhi, 1993).
- ^ In the Abhidhamma, the Dhammasangani §§ 1213-17 (Rhys Davids, 1900, pp. 323-5) contains definitions of the four types of clinging.
- ^ Abhidhamma commentaries related to the four types of clining can be found, for example, in the Abhidhammattha-sangaha (see Bodhi, 2000b, p. 726 n. 5) and the Visuddhimagga (Buddhaghosa, 1999, pp. 585-7).
- ^ It is worth noting that, in reference to "wrong view" (Pali: miccha ditthi) as used in various suttas in the Anguttara Nikaya's first chapter, Bodhi (2005), p. 437, n. 10, states that wrong views "deny the foundations of morality, especially those views that reject a principal of moral causation or the efficacy of volitional effort."
- ^ See, for instance, Buddhaghosa (1999), p. 587. For a reference to these particular ascetic practices in the Sutta Pitaka, see MN 57, Kukkuravatika Sutta ("The Dog-Duty Ascetic," translated in: Nanamoli & Khantipalo, 1993; and, Nanamoli & Bodhi, 2001, pp. 493-97).
- ^ “Culavedalla Sutta: The Shorter Set of Questions-and-Answers”. www.accesstoinsight.org.
- ^ Buddhaghosa (1999), pp. 586-7.
- ^ Buddhaghosa (1999), p. 587.
- ^ Bodhi (2000a), p. 267.
- ^ Bodhi (2000a), pp. 83-4, 371 n. 13.
- ^ Buddhaghosa (1999), p. 586.
- ^ The idea that the Four Noble Truths identifies craving as the proximate cause of clinging is mentioned, for instance, in Thanissaro (2000).
- ^ See, for example, SN 12.2 as translated by Thanissaro (1997a).
- ^ Buddhaghosa (1999), pp. 586, 593.
Tài liệu tham khảo
sửa- Bodhi, Bhikku (2000a). A Comprehensive Manual of Abhidhamma: The Abhidhammattha Sangaha of Acariya Anuruddha. Seattle, WA: BPS Pariyatti Editions. ISBN 1-928706-02-9.
- Bodhi, Bhikkhu (trans.) (2000b). The Connected Discourses of the Buddha: A Translation of the Samyutta Nikaya. Boston: Wisdom Publications. ISBN 0-86171-331-1.
- Bodhi, Bhikkhu (ed.) (2005). In the Buddha's Words: An Anthology of Discourses from the Pāli Canon.Boston: Wisdom Pubs. ISBN 0-86171-491-1.
- Buddhaghosa, Bhadantācariya (trans. from Pāli by Bhikkhu Ñāṇamoli) (1999). The Path of Purification: Visuddhimagga. Seattle, WA: BPS Pariyatti Editions. ISBN 1-928706-00-2.
- Gombrich, Richard F. (2005). How Buddhism Began: The Conditioned Genesis of the Early Teachings. Routledge. ISBN 0-415-37123-6.
- Ñāṇamoli, Bhikkhu (trans.) Anatta-lakkhana Sutta: The Discourse on the Not-self Characteristic (SN 22.59). Retrieved from "Access to Insight" at Anatta-lakkhana Sutta: The Discourse on the Not-self Characteristic.
- Ñāṇamoli, Bhikkhu (trans.) & Bhikkhu Khantipalo (ed.) (1993). Kukkuravatika Sutta: The Dog-duty Ascetic (MN 57). Retrieved from "Access to Insight" at Kukkuravatika Sutta: The Dog-duty Ascetic.
- Ñāṇamoli, Bhikkhu (trans.) & Bhikkhu Bodhi (trans.) (1993). Cula-sihanada Sutta: The Shorter Discourse on the Lion's Roar (MN 11). Retrieved 2007-11-19 from "Access to Insight" (1994) at Cula-sihanada Sutta: The Shorter Discourse on the Lion's Roar.
- Ñāṇamoli, Bhikkhu (trans.) & Bhikkhu Bodhi (ed.) (2001). The Middle-Length Discourses of the Buddha: A Translation of the Majjhima Nikāya. Boston: Wisdom Publications. ISBN 0-86171-072-X.
- Olendzki, Andrew (trans.) (2005). The Healing Medicine of the Dhamma (excerpt) (Miln 5 [verse 335]). Retrieved from "Access to Insight" at The Healing Medicine of the Dhamma.
- Rhys Davids, Caroline A.F. ([1900], 2003). Buddhist Manual of Psychological Ethics, of the Fourth Century B.C., Being a Translation, now made for the First Time, from the Original Pāli, of the First Book of the Abhidhamma-Piṭaka, entitled Dhamma-Saṅgaṇi (Compendium of States or Phenomena). Whitefish, MT: Kessinger Publishing. ISBN 0-7661-4702-9.
- Rhys Davids, T.W. & William Stede (eds.) (1921-5). The Pali Text Society's Pali–English Dictionary. Chipstead: Pali Text Society. A general on-line search engine for the PED is available from "U. of Chicago" at http://dsal.uchicago.edu/dictionaries/pali/.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997a). Paticca-samuppada-vibhanga Sutta: Analysis of Dependent Co-arising (SN 12.2). Retrieved from "Access to Insight" at Paticca-samuppada-vibhanga Sutta: Analysis of Dependent Co-arising.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1997). Samaññaphala Sutta: The Fruits of the Contemplative Life (DN 2). Retrieved from "Access to Insight" at Samaññaphala Sutta: The Fruits of the Contemplative Life.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998a). Culavedalla Sutta: The Shorter Set of Questions-and-Answers (MN 44). Retrieved from "Access to Insight" at Culavedalla Sutta: The Shorter Set of Questions-and-Answers.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1998b). Upadana Sutta: Clinging (SN 12.52). Retrieved from "Access to Insight" at Upadana Sutta: Clinging.
- Thanissaro Bhikkhu (trans.) (1999). Ratha-vinita Sutta: Relay Chariots (MN 24). Retrieved from "Access to Insight" at Ratha-vinita Sutta: Relay Chariots.
- Thanissaro Bhikkhu (2000). Life isn't just Suffering. Retrieved from "Access to Insight" at Life Isn't Just Suffering.
- Walshe, Maurice O'Connell (trans.) (1995). The Long Discourses of the Buddha: A Translation of the Dīgha Nikāya. Somerville: Wisdom Publications. ISBN 0-86171-103-3.
Liên kết ngoài
sửa- Economics in Buddhism Lưu trữ 2008-08-21 tại Wayback Machine