Titani(III) iodide

hợp chất hóa học

Titan(III) iodide là một hợp chất vô cơ có công thức TiI3. Nó là một chất rắn màu tím đen không hòa tan trong nhiều dung môi, ngoại trừ khi phân hủy.

Titan(III) iodide
Cấu trúc của titan(III) iodide
Danh pháp IUPACTitanium(III) iodide
Tên khácTitan triodide
Titanơ iodide
Nhận dạng
Số CAS13783-08-9
PubChem18955717
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • I[Ti](I)I

Thuộc tính
Công thức phân tửTiI3
Khối lượng mol428,592 g/mol (khan)
536,68368 g/mol (6 nước)
Bề ngoàichất rắn tím đen (khan)
tinh thể tím (6 nước)[1]
Khối lượng riêng4,96 g/cm³[2]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan
Độ hòa tantạo phức với urê
Các nguy hiểm
Các hợp chất liên quan
Anion khácTitan(III) bromide
Titan(III) chloride
Titan(III) fluoride
Hợp chất liên quanTitan(IV) iodide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế và cấu trúc

sửa

Có thể điều chế titan(III) iodide khan bằng phản ứng của titan với iod:[3]

 

Nó cũng có thể thu được bằng cách khử TiI4, ví dụ, với nhôm.[4]

Về cấu trúc của nó, hợp chất tồn tại dưới dạng polyme của các khối tám mặt chia sẻ. Trên 323 K, khoảng cách Ti–Ti bằng nhau, nhưng dưới nhiệt độ đó, hợp chất trải qua quá trình chuyển pha. Trong pha nhiệt độ thấp, các tiếp điểm Ti–Ti xen kẽ ngắn và dài. Cấu trúc nhiệt độ thấp tương tự như của molybden(III) bromide.[2]

Hexahydrat TiI3·6H2O được điều chế bằng cách khử TiI4 bằng phương pháp điện phân. Các tinh thể màu tím thu được rất không ổn định.[1]

Hợp chất khác

sửa

TiI3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như TiI3·6CO(NH2)2 là chất rắn màu dương đen, d = 2,05 g/cm³.[5]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Titanium Tri-iodide, TiI3 trên atomistry.com
  2. ^ a b Joachim Angelkort, Andreas Schoenleber, Sander van Smaalen: Low- and high-temperature crystal structures of. In: Journal of Solid State Chemistry. 182, 2009, trang 525–531, doi:10.1016/j.jssc.2008.11.028.
  3. ^ F. Hein, S. Herzog "Molybdenum(III) Bromide" in Handbook of Preparative Inorganic Chemistry, 2nd Ed. Edited by G. Brauer, Academic Press, 1963, NY. Vol. 1. p. 1407.
  4. ^ Inorganic Chemistry (bằng tiếng Đức), ISBN 0-13039913-2
  5. ^ Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 26 tháng 2 năm 2021.