Tiếng Yakut, còn gọi là tiếng Sakha, là một ngôn ngữ Turk với khoảng 450.000 người nói tập trung tại Cộng hòa Sakha của Liên Bang Nga. Như đa số ngôn ngữ Turk khác và ngôn ngữ tổ tiên Tiền Turk, tiếng Yakut là một ngôn ngữ chắp dính.

Tiếng Yakut
Tiếng Sakha
саха тыла saxa tıla
Phát âmIPA: [saxaˈlɯː]
Sử dụng tạiNga
Khu vựcSakha
Tổng số người nói450.000 (thống kê 2010)[1]
Dân tộc480.000 người Yakut (thống kê 2010)[1]
Phân loạiTurk
Hệ chữ viếtKirin
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Cộng hòa Sakha (Nga)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2sah
ISO 639-3sah
Glottologyaku1245[2]
Phân bố của tiếng Yakut (lam) và Dolgan (lục)
ELPYakut
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Phân loại

sửa

Tiếng Yakut là một thành viên của nhóm ngôn ngữ Turk Xibia, cùng với tiếng Shor, tiếng Tuva, tiếng Dolgan và một số khác. Như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (thành viên đông người nói nhất ngữ hệ Turk), tiếng Yakut là một ngôn ngữ chắp dính với sự hài hòa nguyên âm và không có giống ngữ pháp. Cấu trúc từ ngữ thường là chủ-tân-động. Tiếng Yakut cũng được ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ TungusMongol.[3]

Phân bố địa lý

sửa

Tiếng Yakut chủ yếu được nói tại cộng hòa Sakha. Nó cũng được sử dụng bởi người Yakut tại vùng Khabarovsk, với những cộng đồng Yakut di cư nhỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếng Dolgan, một họ hàng gần của tiếng Yukut, là ngôn ngữ của người Dolgan tại vùng Krasnoyarsk. Tiếng Yakut còn được các dân tộc thiểu số tại cộng hòa Sakha sử dụng như lingua franca – nhiều người Dolgan, người Evenk, người Evenngười Yukagir nói tiếng Yakut. Khoảng 8% người tại Sakha thuộc các dân tộc khác ngoài Yakut báo cáo rằng họ có hiểu biết tiếng Yakut (thống kê 2002).[4]

Ngữ âm

sửa

Phụ âm

sửa
Âm vị phụ âm tiếng Yakut
Đôi môi Răng Chân răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n ɲ ŋ
Tắc vô thanh p t c k
hữu thanh b d ɟ ɡ
Xát vô thanh s x h
hữu thanh ɣ
Tiếp cận thường l j
mũi hóa ȷ̃
Vỗ ɾ

Nguyên âm

sửa
Âm vị nguyên âm tiếng Yakut
Trước Sau
không làm tròn làm tròn không làm tròn làm tròn
Đóng ngắn i y ɯ u
dài ɯː
Mở ngắn e ø a o
dài øː
Nguyên âm đôi ie yø (wø) ɯa (ɛ) uo (wo)

Chữ viết

sửa
А а Б б В в Г г Ҕ ҕ Д д Дь дь Е е
Ё ё Ж ж З з И и Й й К к Л л М м
Н н Ҥ ҥ Нь нь О о Ө ө П п Р р С с
Һ һ Т т У у Ү ү Ф ф Х х Ц ц Ч ч
Ш ш Щ щ Ъ ъ Ы ы Ь ь Э э Ю ю Я я

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Tiếng Yakut tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Yakut”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Forsyth, James (1994). A History of the Peoples of Siberia: Russia's North Asian Colony 1581-1990. Cambridge University Press. tr. 56. ISBN 9780521477710. Their language...Turkic in its vocabulary and grammar, shows the influence of both Tungus and Mongolian
  4. ^ Russian Census 2002. 6. Владение языками (кроме русского) населением отдельных национальностей по республикам, автономной области и автономным округам Российской Федерации Lưu trữ 2006-11-04 tại Wayback Machine (Knowledge of languages other than Russian by the population of republics, autonomous oblast and autonomous districts) (tiếng Nga)

Thư mục

sửa
  • Anderson, Gregory D. S. (1998). “Historical Aspects of Yakut (Saxa) Phonology”. Turkic Languages. 2 (2). tr. 1–32.
  • Antonov, N. K. (1997). Tenshev, E. R. (biên tập). Yazyki mira (seriya knig). Indrik (izdatelstvo). tr. 513–524. ISBN 5-85759-061-2. (in Russian)
  • Baker, Mark C; Vinokurova, Nadya (2010). “Two modalities of case assignment: case in Sakha”. Natural Language and Linguistic Theory (28). tr. 5930642.
  • Forsyth, James (1994). A History of the Peoples of Siberia: Russia's North Asian Colony 1581-1990. Cambridge University Press. ISBN 9780521477710.
  • Johanson, Lars (2021). Turkic. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 20, 24.
  • Kharitonov, L. N. (1947). Samouchitel' jakutskogo jazyka. Jakutskoe knizhnoe izdatel'stvo. (bằng tiếng Nga)
  • Kirişçioğlu, M. Fatih (1999). Saha (Yakut) Türkçesi Grameri. Ankara: Türk Dil Kurumu. ISBN 975-16-0587-3. (in Turkish)
  • Krueger, John R. (1962). Yakut Manual. Bloomington: Indiana U Press.
  • Menz, Astrid; Monastyrev, Vladimir (2022). “Yakut”. Trong Johanson, Lars; Csató, Éva Á. (biên tập). The Turkic Languages: Second Edition. Routledge. tr. 444–59. doi:10.4324/9781003243809. ISBN 978-0-415-73856-9. S2CID 243795171.
  • Robbeets, Martine; Savalyev, Alexander (2020). “Romanization Conventions”. Trong Robbeets, Martine; Savalyev, Alexander (biên tập). The Oxford Guide to the Transeurasian Languages. Oxford University Press. tr. lii–lxxxii.
  • Pakendorf, Brigitte (2007). Contact in the prehistory of the Sakha (Yakuts): Linguistic and genetic perspectives (Luận văn). Universiteit Leiden.
  • Pakendorf, Brigitte; Stapert, Eugénie (2020). “Sakha and Dolgan, the North Siberian Turkic Languages”. Trong Robbeets, Martine; Savalyev, Alexander (biên tập). The Oxford Guide to the Transeurasian Languages. Oxford University Press. tr. 430–45. doi:10.1093/oso/9780198804628.003.0027. ISBN 978-0-19-880462-8.
  • Petrova, Nyurguyana (2011). Lexicon and Clause-Linkage Properties of the Converbal Constructions in Sakha (Yakut) (Luận văn). University of Buffalo.
  • Stachowski, Marek; Menz, Astrid (1998). “Yakut”. Trong Johanson, Lars; Csató, Éva Á. (biên tập). The Turkic Languages. Routledge.
  • Ubryatova, E.I. biên tập (1980). Grammatika sovremennogo jakutskogo literaturnogo jazyka. Moscow: Nauka.
  • Vinokurova, Nadezhda (2005). Lexical Categories and Argument Structure: A study with reference to Sakha (Luận văn). Universiteit Utrecht.

Liên kết ngoài

sửa