Tiếng Vedda là một ngôn ngữ bị đe doạ, được người VeddaSri Lanka sử dụng. Ngoài ra, những cộng đồng người Vedda duyên hảingười Vedda Anuradhapura (hai nhóm người không luôn coi mình là "Vedda") cũng dùng một số từ ngữ tiếng Vedda trong giao tiếp lúc săn bắn và/hoặc khi thực hiện nghi lễ tôn giáo, trên khắp hòn đảo.

Tiếng Vedda
Sử dụng tạiSri Lanka
Khu vựcTỉnh Uva
Tổng số người nói300[1]
Dân tộc2.500 người Vedda (2002)[2]
Phân loạiCreole dựa trên tiếng Sinhala và một ngôn ngữ chưa rõ
  • Tiếng Vedda
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3ved
Glottologvedd1240[3]
ELPVeddah
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Khi nghiên cứu thực địa có phương pháp đầu tiên về tiếng Vedda được thực hiện năm 1959, đây chỉ còn ngôn ngữ của lớp người lớn tuổi trong cộng đồng người Vedda ở Dambana. Đến thập niên 1990, đa phần người tự nhận là Vedda chỉ biết vài từ hay câu tiếng Vedda, song vẫn có vài cá nhân nói rành rõi ngôn ngữ này. Ban đầu, có sự bất đồng thuận đáng kể về việc tiếng Vedda là một phương ngữ tiếng Sinhala hay là một ngôn ngữ riêng. Nghiên cứu sau đó cho thấy ngôn ngữ mà người Vedda ngày nay nói là một creole phát triển từ thời cổ, khi người Vedda đương thời tiếp xúc với người Sinhala mới đến, từ đó vay mượn từ mượn và đặc điểm cú pháp mỗi lúc một nhiều, gây ra việc tiếng Vedda giống tiếng Sinhala ở nhiều mặt, dù cái lõi ngữ pháp vẫn còn nguyên.[4]

Ngôn ngữ tiền thân của tiếng Vedda có nguồn gốc không rõ, còn tiếng Sinhala là một ngôn ngữ Ấn-Arya trong ngữ hệ Ấn-Âu. Về âm vị học, tiếng Vedda khác tiếng Sinhala ở chỗ âm [c] và [ɟ] có mật độ xuất hiện dày hơn.

Lịch sử

sửa

Không rõ ngôn ngữ gì được nói ở Sri Lanka trước khi người nói Prakrit di cư đến đây vào thế kỷ V TCN. Thuật ngữ "Vedda" là một từ gốc Dravida, bắt nguồn từ từ Vēdu "săn bắn" tiếng Tamil.[5][6][7] Những từ cùng gốc (chẳng hạn như bedar, beda) được dùng khắp Nam Ấn Độ để chỉ các tộc người săn bắn-hái lượm.[8] Sri Lanka cũng có các tộc người săn bắn-hái lượm khác (RodiyaKinnaraya).[9][10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “UNESCO Atlas of the World's Languages in danger”. www.unesco.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Tiếng Vedda tại Ethnologue (ấn bản 18, 2015) (cần đăng ký mua)
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Veddah”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ Van Driem 2002, tr. 229–230
  5. ^ “Vedda facts, information, pictures | Encyclopedia.com articles about Vedda”. www.encyclopedia.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ “வேடன் | அகராதி | Tamil Dictionary”. agarathi.com. University of Madras Lexicon. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ Boyle, Richard (2004). Knox's Words: A Study of the Words of Sri Lankan Origin Or Association First Used in English Literature by Robert Knox and Recorded in the Oxford English Dictionary (bằng tiếng Anh). Visidunu Publication. ISBN 9789559170679.
  8. ^ Van Driem 2002, tr. 217
  9. ^ Van Driem 2002, tr. 242
  10. ^ International Labour Office 1953, tr. 190

Tài liệu trích dẫn

sửa
International Labour Office (1953). Indigenous peoples: living and working conditions of aboriginal populations. Geneva: International Labour Office. LCCN l54000004.
Dharmadasa, K.N.O (tháng 2 năm 1974). “The Creolization of an Aboriginal language:The case of Vedda in Sri Lanka (Ceylon)”. Anthropological Linguistics. Indiana University. 16 (2): 79–106.
Samarasinghe, S. W. R. de A (1990). The Vanishing aborigines: Sri Lanka's Veddas in transition. International Centre for Ethnic Studies in association with NORAD and Vikas Pub. House. ISBN 978-0-7069-5298-8.
Gair, James (1998). Studies in South Asian Linguistics. New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-509521-0.
Van Driem, George (15 tháng 1 năm 2002). Languages of the Himalayas: An Ethnolinguistic Handbook of the Greater Himalayan Region. Brill Academic Publishers. ISBN 978-90-04-10390-0.
Blundell, David (2006). “Revisiting cultural heritage in Sri Lanka: The Vedda (Vanniyaletto)”. Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association. Australian National University. 26: 163–167. doi:10.7152/bippa.v26i0.12006.
Indrapala, Karthigesu (2007). The evolution of an ethnic identity: The Tamils in Sri Lanka C. 300 BCE to C. 1200 CE. Colombo: Vijitha Yapa. ISBN 978-955-1266-72-1.