Tiếng Malagasy (Malagasy:  [ˌmalaˈɡasʲ]) là một ngôn ngữ Nam Đảo và ngôn ngữ quốc gia của Madagascar. Hầu hết người dân tại Madagascar, cũng như người gốc Malagasy ở nhiều nơi khác, nói tiếng Malagasy như ngôn ngữ thứ nhất.

Tiếng Malagasy
Sử dụng tại Madagascar
 Comoros
 Mayotte
Tổng số người nói18 triệu
Phân loạiNam Đảo
Hệ chữ viếtLatinh (biến thể tiếng Malagasy)
Hệ thống chữ nổi tiếng Malagasy
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1mg
mlg (B)
mlg (T)
ISO 639-3tùy trường hợp:
xmv – Antankarana
bhr – Bara
buc – Bushi
msh – Masikoro
bmm – Bắc Betsimisaraka
plt – Malagasy Cao nguyên
skg – Sakalava
bzc – Nam Betsimisaraka
tdx – Tandroy-Mafahaly
txy – Tanosy
tkg – Tesaka
xmw – Tsimihety
Glottologmala1537[1]
Linguasphere31-LDA-a
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Một phụ nữ nói tiếng Malagasy

Phân loại

sửa

Tiếng Malagasy là ngôn ngữ cực tây của nhánh Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo,[2] Sự tách biệt của nó với các ngôn ngữ châu Phi lân cận đã được ghi nhận vào năm 1708 bởi học giả người Hà Lan Adriaan Reland.[3] Ngôn ngữ này có quan hệ với các ngôn ngữ tại Malaysia, IndonesiaPhilippines, và gần gũi nhất với nhóm ngôn ngữ Đông Barito ở đảo Borneo nếu không kể hình thái âm vị học Polynesia của ngôn ngữ này.[4]

Số đếm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Ngôn ngữ Tiền-Nam Đảo, khoảng 4000 TCN *isa *DuSa *telu *Sepat *lima *enem *pitu *walu *Siwa *puluq
Tagalog isá dalawá tatló ápat limá ánim pitó waló siyám sampu
Ilocano maysá dua talló uppát limá inném pitó waló siam sangapúlo
Cebuano usá duhá tuló upat limá unom pitó waló siyám napulu
Chamorro maisa/håcha hugua tulu fatfat lima gunum fiti guålu sigua månot/fulu
Malay satu dua tiga[5] empat lima enam tujuh lapan sembilan sepuluh
Java siji loro telu papat limo nem pitu wolu songo sepuluh
Fiji dua rua tolu lima ono vitu walu ciwa tini
Tonga taha ua tolu nima ono fitu valu hiva -fulu
Sāmoa tasi lua tolu lima ono fitu valu iva sefulu
Māori tahi rua toru whā rima ono whitu waru iwa tekau (archaic: ngahuru)
Tahiti hō'ē piti toru maha pae ono hitu va'u iva 'ahuru
Marquesan e tahi e 'ua e to'u e fa e 'ima e ono e fitu e va'u e iva 'onohu'u
Hawaii kahi lua kolu lima ono hiku walu iwa -'umi
Malagasy iray roa telo efatra dimy enina fito valo sivy folo

Từ nguyên

sửa

Malagasy là ngoại danh của Madagascar mà từ đó nó được dùng để chỉ người dân Madagascar và ngôn ngữ của họ.

Lịch sử

sửa
 
Kinh thánh tiếng Malagasy

Những người định cư đầu tiên ở Madagascar là người Nam Đảo từ Đông Nam Á hải đảo, cụ thể hơn là từ Borneo.[6] Việc di cư tiếp diễn suốt thiên niên kỷ thứ nhất, điều này đã được khẳng định bởi những nhà ngôn ngữ học, khi cho thấy sự tương tự giữa tiếng Malagasy và tiếng Malay cổ/Javan cổ trong thời kì đó.[7][8] Sau đó, khoảng năm 1000, những người định cư gốc Nam Đảo ban đầu đã pha lẫn với người Bantu, Ả Rập, và một số dân tộc khác.[9] Có bằng chứng cho thấy tiền thân của phương ngữ Malagasy ban đầu đến vùng phía nam của bờ biển phía đông Madagascar

Tiếng Malagasy có một truyền thống nghệ thuật truyền miệng, thơ và huyền thoại. Nổi tiếng nhất là sử thi Ibonia, về một anh hùng Malagasy cùng tên.[10]

Phân bố

sửa

Tiếng Malagasy là ngôn ngữ chính được sử dụng trên đảo Madagascar. Nó cũng được nói bởi các cộng đồng Malagasy trên các đảo lân cận ở Ấn Độ Dương như RéunionComoros. Cũng có các cộng đồng Malagasy hải ngoại lớn nói ngôn ngữ này cũng tồn tại ở PhápQuebec, và BỉWashington, DC ở một mức độ thấp hơn.

Tình trạng

sửa

Phương ngữ Merina của Malagasy được coi là ngôn ngữ quốc gia của Madagascar. Đây là một trong hai ngôn ngữ chính thức cùng với tiếng Pháp trong hiến pháp năm 2010 đưa vào nền Cộng hòa thứ tư. Trước đây, theo hiến pháp năm 2007, Malagasy là một trong ba ngôn ngữ chính thức cùng với tiếng Pháp và tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ giảng dạy trong tất cả các trường công đến lớp năm cho tất cả các môn học và vẫn là ngôn ngữ giảng dạy cho đến trung học cho các môn lịch sử và ngôn ngữ Malagasy.

Phương ngữ

sửa
 
Bảng đồ phương ngữ tiếng Malagasy

Có hai nhóm phương ngữ tiếng Malagasy; Đông (gồm phương ngữ Merina) và Tây (gồm phương ngữ Sakalava), với đường đồng ngữ chạy hòn đảo theo hướng bắc nam. Ethnologue ghi nhận 12 phương ngữ Malagasy như những ngôn ngữ riêng biệt.

Đông

sửa

Các phương ngữ miền Đông là:

  • Bắc Betsimisaraka (1.270.000 người nói) – nói bởi người Betsimisaraka ở vùng duyên hải đông bắc
  • Nam Betsimisaraka (2.000.000 người nói) – nói bởi người Betsimisaraka ở vùng duyên hải đông nam
  • Cao nguyên (7.520.000 người nói) – nói ở vùng trung tâm hòn đảo
  • Tanosy (639.000 người nói) – nói bởi người Antanosy ở miền nam
  • Tesaka (1.130.000 người nói) – nói bởi người Antaisaka ở miền đông nam.[11]

Các phương ngữ miền Tây là:

  • Antankarana (156.000 người nói) – nói bởi người Antankarana ở viễn bắc đảo
  • Bara (724.000 người nói) – nói bởi người Bara ở miền nam
  • Masikoro (550.000 người nói) – nói bởi người Masikoro ở miền tây nam
  • Sakalava (1.210.000 người nói) – nói ở miền tây hải miền tây
  • Tandroy-Mahafaly (1.300.000 người nói) – nói bởi người AntandroyMahafaly ở viễn nam đảo
  • Tsimihety (1,615,000 người nói) – nói bởi người Tsimihety.[11]

Ngoài ra, Bushi (41.700 người nói) còn được nói trên đảo Mayotte,[12] phía tây bắc đảo Magadascar.

Sự khác biệt

sửa

Hai phương ngữ Sakalava và Merina có thể được phân biệt bằng những đặc điểm ngữ âm: Sakalava mất đi phụ âm mũi cuối từ, trong khi Merina thêm âm [ə̥]:

  • *tañan 'tay' → Sakalava [ˈtaŋa], Merina [ˈtananə̥]

Âm *t cuối từ biến thành -[tse] ở Sakalava nhưng thành -[ʈʂə̥] ở Merina:

  • *kulit 'da' → Sakalava [ˈhulitse], Merina [ˈhudiʈʂə̥]

Sakalava lưu giữ *li và *ti, còn ở phương ngữ Merina chúng trở thành [di] (như huditra 'da' bên trên) và [tsi]:

  • *putiq 'trắng' → Sakalava [ˈfuti], Merina [ˈfutsi]

Hệ thống chữ viết

sửa

Bảng chữ cái Malagasy hiện tại bao gồm 21 chữ cái: a, b, d, e, f, g, h, i, j, k, l, m, n, o, p, r, s, t, v, y, z. Bảng chữ cái khá đơn giản với các nguyên âm đơn. Các chữ cái iy đều đại diện cho âm /i/ (y được sử dụng ở cuối từ và i ở vị trí khác), trong khi o được phát âm là /u/. Các âm tắc-xát /ʈʂ//ɖʐ/ được viết lần lượt là trdr, trong khi /ts//dz/ được viết tsj. Chữ h thường 'câm'. Các chữ cái khác về cơ bản có chung giá trị với kí hiệu tương ứng trong IPA. Chữ c, q, u, w và x đều không được sử dụng trong từ gốc Malagasy ("từ thuần Malagasy").

Mp và đôi khi nt có thể đứng đầu từ, nhưng chúng được phát âm là /p, t/.

Kí tự Sorabe với kí tự Latinh tương ứng
ـَ ب د ـِ ف غ ه ـِ ج ك ل م ن ـُ ڡ ر س ط و ⟨ي⟩ & ⟨ز⟩ ع ⟨ڊ⟩ & ⟨رّ⟩ ⟨̣ط⟩ & ⟨رّ⟩ ت ڡّ طّ ـَيْ ـَوْ ـُوً ـُيْ ⟨ـِيَا⟩ & ⟨ـِيْا⟩ ـِوْ ـِيْ
a b d e f g, ng h i, y j k l m n o p r s t v z dr tr ts mp nt ai ao oa oi ia, ea io, eo ie

Từ điển

sửa
 
Từ vựng Malagasy (1773) (Bộ sưu tập BULAC Paris)

Cuốn từ điển tiếng Malagasy đầu tiên là Dictionnaire de la langue de Madagascar của Étienne de Flacourt, phát hành 1658. Trước đó, chỉ có một số tập từ vựng tiếng Malagasy viết bằng chữ Malagasy Ả Rập. Vocabulaire Anglais-Malagasy được phát hành năm 1729. James Richardson phát hành một cuốn từ điển Malagasy–Anh dài 892 trang thông qua Hiệp hội Truyền giáo Luân Đôn năm 1885; tuy nhiên, cuốn từ điển này có nhiều thuật ngữ và định nghĩa lỗi thời. Những từ điển về sau đều được hiện đại hoá cho thấy sự phát triển và thay đổi của tiếng Malagasy.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Malagasic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Malagasy's family tree on Ethnologue
  3. ^ “New palaeozoogeographical evidence for the settlement of Madagascar” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2016.
  4. ^ Wittmann, Henri (1972). "Le caractère génétiquement composite des changements phonétiques du malgache." Proceedings of the International Congress of Phonetic Sciences 7.807-10. La Haye: Mouton.[1]
  5. ^ In Kedukan Bukit inscription the numeral tlu ratus appears as three hundred, tlu as three, in http://www.wordsense.eu/telu/ the word telu is referred to as three in Malay, although the use of telu is very rare.
  6. ^ [2] Ricaut et alii (2009) "A new deep branch of eurasian mtDNA macrohaplogroup M reveals additional complexity regarding the settlement of Madagascar", BMC Genomics
  7. ^ Adelaar, K. Alexander; Himmelmann, Nikolaus (2005). The Austronesian Languages of Asia and Madagascar. Psychology Press. ISBN 978-0-7007-1286-1.
  8. ^ Simon, Pierre R. (2006). Fitenin-drazana. L'Harmattan. ISBN 978-2-296-01108-3.
  9. ^ Ferrand, Gabriel (1905). Les migrations musulmanes et juives à Madagascar. Paris: Revue de l'histoire des religions
  10. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2016.
  11. ^ a b “Madagascar”. Ethnologue. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2017.
  12. ^ “Bushi”. Ethnologue. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2017.

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Bornean languages Bản mẫu:Languages of Madagascar Bản mẫu:Languages of Comoros Bản mẫu:African Union languages