Thiên hoàng Seiwa ( (せい) () (てん) (のう) (Seiwa Tennō) (Thanh Hòa Thiên Hoàng)/ 10 tháng 5 năm 8507 tháng 1 năm 881?)Thiên hoàng thứ 56[1] của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống[2]

Thiên hoàng Seiwa
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng thứ 56 của Nhật Bản
Trị vì7 tháng 10 năm 85818 tháng 12 năm 876
(18 năm, 72 ngày)
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn15 tháng 12 năm 858 (ngày lễ đăng quang)
14 tháng 12 năm 859 (ngày lễ tạ ơn)
Quan Nhiếp ChínhFujiwara no Yoshifusa
Fujiwara no Mototsune
Tiền nhiệmThiên hoàng Montoku
Kế nhiệmThiên hoàng Yōzei
Thái thượng Thiên hoàng thứ 11 của Nhật Bản
Tại vị18 tháng 12 năm 8767 tháng 1 năm 881
(4 năm, 20 ngày)
Tiền nhiệmThái thượng Thiên hoàng Junna
Kế nhiệmThái thượng Thiên hoàng Yōzei
Thông tin chung
Sinh10 tháng 5 năm 850
Heian-kyō (nay là Kyōto)
Mất7 tháng 1 năm 881 (30 tuổi)
Heian-kyō (nay là Kyōto)
An táng10 tháng 1 năm 881
Minooyama no misasagi (Kyoto)
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Montoku
Thân mẫuFujiwara no Akirakeiko

Triều đại Thanh Hòa kéo dài từ năm 858 đến 876[3]

Phả hệ truyền thống

sửa

Seiwa là con trai thứ tư của Thiên hoàng Montoku. Mẹ của ông là Thái hậu Fujiwara no Akirakeiko (明子, còn gọi là hoàng hậu Somedono 染 殿后). Bà là con gái của Fujiwara no Yoshifusa (藤原良房), một viên đại thần nổi tiếng trong chính quyền Nhật Bản. Ông có anh lớn là Thân vương Koretaka (惟喬親王) (844-897).

Tên thật

sửa

Ông có tên là Korehito[4], là người đầu tiên của hoàng gia được đặt tên cá nhân là "-hito". Tên này cũng phản ánh thứ bậc anh em trong Nho giáo ở Nhật Bản, về sau trở thành một truyền thống để đặt tên cho tên cá nhân của tất cả các thành viên nam của gia đình Hoàng gia theo cách này.

Ông cũng được biết đến như là Thiên hoàng như Mizunoo-no-mikado[5] hoặc Minoo-tei[6]. Lợi dụng người sẽ kế vị Thiên hoàng còn nhỏ tuổi, ông ngoại của ông là Yoshifusa từng bước thao túng chính quyền Thiên hoàng.

Lên ngôi

sửa

Ngày 7 tháng 10 năm 858, Thiên hoàng Montoku (Văn Đức) băng hà và hoàng thái tử là Thân vương Korehito chuẩn bị kế vị ngôi vua.

Ngày 15 tháng 12 năm 858, hoàng thái tử chính thức đăng quang và lấy hiệu là Thiên hoàng Seiwa, đặt niên hiệu là Ten'an (857-859) nguyên niên. Lấy cớ cháu ngoại mới còn ấu thơ, Yoshifusa tự phong chức Sesshō (Nhiếp chính)[7].

Đầu năm 859 (tháng 1 năm Jōgen nguyên niên), vì tiếc thương sự ra đi của Thiên hoàng Montoku, Thiên hoàng Seiwa tuyên bố các lễ hội mừng năm mới của năm nay sẽ bị đình chỉ vì thời gian quốc tang của cha mình[8].

Năm 859 (Jōgen nguyên niên), Thiên hoàng cho xây dựng đền Iwashimizu ở gần thủ đô Heian-kyō. Đền này thờ thần Hachiman - thần chiến tranh của đạo Shinto[9].

Trong thời kỳ cai trị của Thiên hoàng Seiwa, vua Đại Kiền Hoảng của vương quốc Bột Hải tiếp tục tiến hành bang giao với Nhật Bản (đời Thiên hoàng Seiwa).[10] Theo ghi chép của Nhật Bản thư kỷ (Nihon Shoki, 日本書紀), vua Đại Kiền Hoảng đã cử 105 quan chức và học giả Bột Hải đến Nhật Bản (đời Thiên hoàng Seiwa), bao gồm cả Lee Geo-Jeong.

Năm 869 (Năm Jōgen thứ 10), hoàng tử Sadaakira (tức Thiên hoàng Yōzei) được sinh ra và hoàng tử được phong làm trữ quân cho Thiên hoàng Seiwa trong cùng năm.

Vua Bột Hải Minh Tông của vương quốc Bột Hải tiếp tục tiến hành bang giao với Nhật Bản (đời Thiên hoàng Seiwa).

Năm 876 (Năm Jōgen thứ 17), vào năm trị vì thứ 18 của Thiên hoàng Seiwa, Thiên hoàng nhường ngôi cho hoàng tử 5 tuổi Sadaakira. Sadaakira lên ngôi, tức Thiên hoàng Yōzei, tôn vua cha làm Thái thượng Thiên hoàng[11].

Năm 878 (Năm Gangyō thứ hai), Thượng hoàng Seiwa bỏ đi tu tại chùa với pháp danh Soshin(素真)[12].

Ngày 7 tháng 1 năm 881 (ngày 4 tháng 12 niên hiệu năm Gangyō thứ 4): Thượng hoàng Seiwa qua đời ở tuổi 30[13].

Niên hiệu

sửa
  • Ten'an (天安 Thiên An) (857-859)
  • Jōgan (貞観 Trinh Quán) (859-877)
  • Gangyō (元慶 Nguyên Khánh) (878)

Các Công khanh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (Kunaichō): 清和天皇 (56)
  2. ^ Ponsonby-Fane, Richard, p. 66.
  3. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du japon, pp. 115-121. , P. 115; Brown, Delmer et al. (1979).Gukanshō, pp. 286-288; Varley, H. Paul. Jinno Shōtōki, pp. 166-17.
  4. ^ Titsingh, p. 115,
  5. ^ Varley, p. 166.
  6. ^ Brown, trang 286. Varley, p. 44; 
  7. ^ Titsingh, p. 115; Brown, p. 286.
  8. ^ Titsingh, p. 116
  9. ^ Brown, p. 288
  10. ^ “대건황(大虔晃) - 한국민족문화대백과사전”.
  11. ^ Titsingh, p. 122., tr. 122, tại Google Books; Varley, p. 44.
  12. ^ Brown, p. 288.
  13. ^ Brown, p. 289; Varley, p. 170.