Thanh Xuân

quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội

Thanh Xuân là một quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Thanh Xuân
Quận
Quận Thanh Xuân
Nút giao Thanh Xuân, hiện là nút giao thông nhiều tầng nhất tại Việt Nam (4 tầng)
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
Trụ sở UBNDSố 9, Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc
Phân chia hành chính9 phường
Thành lậptháng 12 năm 1996
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDVõ Đăng Dũng
Chủ tịch HĐNDNguyễn Minh Tiến
Bí thư Quận ủyBùi Huyền Mai
Địa lý
Tọa độ: 20°59′36″B 105°47′54″Đ / 20,993445°B 105,798454°Đ / 20.993445; 105.798454
MapBản đồ quận Thanh Xuân
Thanh Xuân trên bản đồ Hà Nội
Thanh Xuân
Thanh Xuân
Vị trí quận Thanh Xuân trên bản đồ Hà Nội
Thanh Xuân trên bản đồ Việt Nam
Thanh Xuân
Thanh Xuân
Vị trí quận Thanh Xuân trên bản đồ Việt Nam
Diện tích9,17 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng293.292 người[1]
Mật độ31.971 người/km²
Dân tộcChủ yếu là người Kinh
Khác
Mã hành chính009[2]
Biển số xe29-G1, 29-G2, 29-BN
Websitethanhxuan.hanoi.gov.vn

Nguồn gốc tên gọi

sửa

Thế kỷ XII, tại huyện Thanh Oai có chùa Thanh Xuân (tức chùa Phùng Khoang thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm ngày nay).

Thời Pháp thuộc, ven đường Thiên Lý đi vào nội thành Hà Nội, trước cửa chùa Thanh Xuân xuất hiện một dãy phố nên gọi là phố Thanh Xuân, có bến xe điện Thanh Xuân. Đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều khu chung cư được xây dựng thành khu tập thể Thanh Xuân, sau trở thành tiểu khu Thanh Xuân thuộc khu phố Đống Đa (năm 1981 đổi thành phường Thanh Xuân, quận Đống Đa, nay là phường Thanh Xuân Trung trong quận). Năm 1982 thành lập phường Thanh Xuân Bắc, quận Đống Đa (nay là 2 phường Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam trong quận).

Địa lý

sửa

Quận Thanh Xuân có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng
  • Phía tây giáp quận Nam Từ Liêm (với ranh giới là các phố Vũ Hữu và đường Lương Thế Vinh)
  • Phía nam giáp quận Hà Đông, quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì
  • Phía bắc giáp quận Đống Đa (với ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch) và quận Cầu Giấy (với ranh giới là phố Quan Nhân, phố Hoàng Ngân và phố Nguyễn Thị Thập, đường Lê Văn Lương, phố Hoàng Đạo Thúy, đường Hoàng Minh Giám).

Dân số năm 2018 là 285.400 người.

Hành chính

sửa

Quận Thanh Xuân có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình.

Công viên

sửa

Công viên hồ điều hòa Nhân Chính (quận Thanh Xuân) chính thức mở cửa phục vụ nhân dân từ ngày 10.9.2018 sau gần 2 năm chậm tiến độ. Nằm trên địa bàn 2 quận Thanh Xuân và Cầu Giấy, với diện tích khoảng 13,2 ha. Dự án công viên hồ điều hòa Nhân Chính được khởi công vào tháng 5.2016 với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc quận Thanh Xuân
Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ (người/km²)
Hạ Đình 0,3 32.074 85.213
Khương Đình 1,31 31.695 24.195
Khương Mai 1,06 21.543 20.324
Khương Trung 0,74 35.000 47.297
Nhân Chính 1,61 50.982 31.666
Phương Liệt 0,94 25.860 27.511
Thanh Xuân Bắc 0,81 34.129 83.322
Thanh Xuân Trung 1,06 33.418 31.526
Thượng Đình 0,67 28.101 41.942
Nguồn: Thông báo số 54/TB-UBND của UBND thành phố Hà Nội,[1] Trang thông tin điện tử phường Khương Trung[3] và Báo cáo thuyết minh tổng hợp "Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội".[4]

Lịch sử

sửa

Quận Thanh Xuân được thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1996, trên cơ sở tách 5 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt; 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa; xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì[5].

Theo đó, quận Thanh Xuân có diện tích tự nhiên 913,2 ha và 117.863 nhân khẩu, gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc là

1. Phường Thanh Xuân (được đổi tên thành phường Thanh Xuân Trung) có 106,2 ha diện tích tự nhiên và 11.036 nhân khẩu.

2. Phường Thượng Đình có 65,8 ha diện tích tự nhiên và 13.516 nhân khẩu.

3. Phường Kim Giang có 22,3 ha diện tích tự nhiên và 8.387 nhân khẩu.

4. Phường Phương Liệt có 102,8 ha diện tích tự nhiên và 13.030 nhân khẩu.

5. Phường Thanh Xuân Nam được thành lập trên cơ sở 32,8 ha diện tích tự nhiên và 8.266 nhân khẩu của phường Thanh Xuân Bắc.

Địa giới phường Thanh Xuân Nam: Đông giáp phường Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung; Tây giáp phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm); Nam giáp xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), phường Văn Quán (quận Hà Đông), Bắc giáp phường Thanh Xuân Bắc.

6. Phường Thanh Xuân Bắc còn lại 48,4 ha diện tích tự nhiên và 17.857 nhân khẩu.

Địa giới phường Thanh Xuân Bắc: Đông giáp phường Nhân Chính, Tây và Bắc giáp phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm), Nam giáp phường Thanh Xuân Nam.

7. Phường Khương Mai được thành lập trên cơ sở 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng.

Địa giới phường Khương Mai: Đông giáp phường Phương Liệt; Tây giáp phường Khương Trung; Nam giáp phường Định Công (quận Hoàng Mai); Bắc giáp phường Khương Thượng (quận Đống Đa).

Phường Khương Thượng (quận Đống Đa) sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 33,5 ha diện tích tự nhiên và 10.010 nhân khẩu.

8. Phường Khương Trung được thành lập trên cơ sở 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa).

Địa giới phường Khương Trung: Đông giáp phường Khương Mai; Tây giáp phường Thượng Đình; Nam giáp phường Khương Đình và phường Định Công (quận Hoàng Mai); Bắc giáp phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa).

Phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa) sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 23,4 ha diện tích tự nhiên và 11.230 nhân khẩu, được đổi tên thành phường Ngã Tư Sở.

9.Phường Khương Đình được thành lập trên cơ sở 138,9 ha diện tích tự nhiên và 5.929 nhân khẩu của xã Khương Đình.

Địa giới phường Khương Đình: Đông giáp xã Định Công (huyện Thanh Trì); Tây giáp phường Hạ Đình; Nam giáp phường Kim Giang và phường Đại Kim (quận Hoàng Mai); Bắc giáp phường Khương Trung.

10. Phường Hạ Đình được thành lập trên cơ sở phần còn lại của xã Khương Đình gồm 58,6 ha diện tích tự nhiên và 4.245 nhân khẩu.

Địa giới hành chính phường Hạ Đình: Đông giáp phường Khương Đình; Tây giáp phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam; Nam giáp xã Tân Triều (huyện Thanh Trì); và phường Kim Giang; Bắc giáp phường Thượng Đình.

11. Phường Nhân Chính được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính, gồm 160,9 ha và 9.229 nhân khẩu.

Địa giới hành chính phường Nhân Chính: Đông giáp phường Láng Hạ, phường Thịnh Quang (quận Đống Đa); Tây giáp phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) và phường Thanh Xuân Bắc; Nam giáp phường Thượng Đình, phường Thanh Xuân Trung; Bắc giáp phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy)

Quận Thanh Xuân có 11 phường: Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình.

Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập phường Kim Giang vào phường Hạ Đình và sáp nhập phường Thanh Xuân Nam trở lại phường Thanh Xuân Bắc.[6]

Quận Thanh Xuân có 9 phường trực thuộc như hiện nay.

Hạ tầng

sửa

Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi các tỉnh phía Tây Bắc bắt đầu từ Ngã Tư Sở đi qua địa bàn quận.

Những điểm nhấn quan trọng nhất về quận Thanh Xuân:

  • Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính nằm một phần tại phường Nhân Chính (phần còn lại tại quận Cầu Giấy) đang phát triển mạnh như một trung tâm mới của thành phố Hà Nội.
  • Khu chung cư Mandarin Garden: nằm một phần tại phường Nhân Chính, liền kề với khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Phần còn lại nằm ở phường Thanh Xuân Trung.
  • Khu đô thị Hạ Đình: nằm tại phía tây đường Nguyễn Xiển, thuộc địa bàn phường Hạ Đình.
  • Khu đô thị Khương Đình: nằm trong khu dân cư Đầm Hồng, thuộc địa bàn phường Khương Đình.
  • Khu đô thị cao cấp Royal City: nằm tại số 74 đường Nguyễn Trãi, tiền thân là nhà máy Cơ khí Hà Nội. Hiện nay Royal City đang phát triển với rất nhiều dịch vụ, là điểm đến lí tưởng.
  • Khu đô thị Pandora: nằm tại số 53 phố Triều Khúc, tiền thân là nhà máy sản xuất Ô tô Hòa Bình thủ đô Hà Nội.
  • Khu đô thị Vinhomes Cao Xà Lá: nằm tại số 235 đường Nguyễn Trãi, xế trước các trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên và khu đô thị Royal City, ghép từ tên của các xí nghiệp cũ: Công ty Cao su Sao Vàng, Nhà máy Xà phòng và Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, hiện đang được triển khai đầu tư xây dựng.
  • Khu nhà ở 90 Nguyễn Tuân: nằm tại số 90 phố Nguyễn Tuân, tiền thân là xí nghiệp xe đạp Thống Nhất.
  • Khu tập thể Thượng Đình: là khu nhà ở xây dựng theo phương pháp bê tông lắp ghép tấm lớn, gồm nhiều tòa nhà cao năm tầng, được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Khu nhà hiện đang có dự án nâng cấp lên đến 25 tầng. Trong tương lai đây sẽ là một trung tâm hiện đại của quận.
  • Khu tập thể Thanh Xuân Bắc: nằm tại phía tây nam quận Thanh Xuân, giáp ranh với phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 20, tiền thân là xí nghiệp thoát nước số 4 Hà Nội.
  • Khu tập thể Phương Liệt: nằm tại phía đông bắc quận Thanh Xuân, nằm cạnh ngã tư Vọng, thuộc địa bàn phường Phương Liệt, tiền thân là Khu tập thể Phùng Khoang.
  • Khu tập thể Kim Giang: nằm tại phố Hoàng Đạo Thành, từ đường Kim Giang đến đường Nguyễn Xiển, thuộc địa bàn phường Kim Giang.
  • Ngã tư Sở: nổi tiếng về nạn tắc đường ở Hà Nội, đã được cải tạo và mở rộng.
  • Đường Nguyễn Trãi: tập trung một số trường đại học (như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Giáo dục (các trường thành viên của ĐHQGHN), Trường Đại học Hà Nội (trước là Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW...) là một con đường rộng, lượng bụi khá lớn, có nhiều cây xanh nhưng mật độ dân cư và cụm nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá, ôtô nên lưu lượng người tham gia giao thông rất lớn.
  • Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá) trong đó tuyến số 2A chính thức vận hành vào quý IV-2021; tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.

Hệ thống đường sắt đô thị

sửa

Tuyến số 2A: (Quận Đống Đa) ← Ga Thượng Đình - Ga Vành Đai 3 → (Quận Hà Đông)

Hệ thống xe buýt

sửa

Các tuyến xe buýt hoạt động:

sửa
Tuyến xe buýt Lộ trình trong khu vực quận Thanh Xuân
BRT01(Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã) ... - Tố Hữu - Lê Văn Lương -...
01(Bến xe Gia Lâm - Bến xe Yên Nghĩa) ... - Nguyễn Trãi -...
02(Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa) ... - Nguyễn Trãi -...
03A(Bến xe Giáp Bát - Bến xe Gia Lâm) ... - Giải Phóng -...
03B(Bến xe Nước Ngầm - Phúc Lợi) ... - Giải Phóng -...
05(Phú Diễn - Linh Đàm) ... - Kim Giang - Khương Đình - Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân - Hoàng Minh Giám -...
08A(Long Biên - Đông Mỹ) ... - Giải Phóng -...
08B(Long Biên - Vạn Phúc) ... - Giải Phóng -...
12(Công viên Nghĩa Đô - Khánh Hà (Thường Tín)) ... - Lê Trọng Tấn - Trần Điền -...
16(Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Nước Ngầm) ... - Trường Chinh - Giải Phóng -...
19(Trần Khánh Dư - Học viện Chính sách và Phát triển) ... - Trường Chinh - Nguyễn Trãi -...
21A(Bến xe Giáp Bát - Bến xe Yên Nghĩa) ... Giải Phóng -... - Nguyễn Trãi -...
21B(Duyên Thái - Bến xe Mỹ Đình) ... Giải Phóng -... - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến -...
22B(Bến xe Mỹ Đình - KĐT Kiến Hưng) ... - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến -...
22C(Bến xe Giáp Bát - KĐT Dương Nội) ... - Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi -...
24(Long Biên - Cầu Giấy) ... - Trường Chinh - Láng -...
25(Bến xe Giáp Bát - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ cơ sở 2) ... - Giải Phóng -...
27(Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Nam Thăng Long) ... - Nguyễn Trãi -...
28(Bến xe Nước Ngầm - Đại học Mỏ) ... Giải Phóng -...
29(Bến xe Giáp Bát - Tân Lập) ... - Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân - Hoàng Minh Giám -...
30(KĐT Gamuda - Bến xe Mỹ Đình) ... - Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám -...
32(Bến xe Giáp Bát - Nhổn) ... - Giải Phóng - ...
39(Công viên Nghĩa Đô - Tứ Hiệp) ... - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi -...
41(Nam Thăng Long - Bến xe Giáp Bát) ... - Giải Phóng -...
60A(Pháp Vân Tứ Hiệp - Công viên nước Hồ Tây) ... - Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy -...
60B(Bến xe Nước Ngầm - BV Bệnh Nhiệt đới TW CS2) ... - Kim Giang - Khương Đình - Nguyễn Trãi - Vũ Trọng Phụng - Ngụy Như Kon Tum - Hoàng Đạo Thúy -...
68(Hà Đông - Sân bay Nội Bài) ... - Nguyễn Trãi -...
84(Cầu Diễn - KĐT Linh Đàm) ... - Nguyễn Thị Định - Lê Văn Lương -... - Trường Chinh - Vương Thừa Vũ - Hoàng Văn Thái - Lê Trọng Tấn - Trịnh Đình Cửu -...
85(Công viên Nghĩa Đô - KĐT Thanh Hà) ... - Hoàng Minh Giám - Lê Văn Lương - Tố Hữu -...
99(Kim Mã - Ngũ Hiệp) ... - Trường Chinh - Phố Vọng -...
103A(Bến xe Mỹ Đình - Hương Sơn) ... - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu -...
103B(Bến xe Mỹ Đình - Hồng Quang (Ứng Hòa) - Hương Sơn) ... - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu -...
104(SVĐ Quốc gia - Bến xe Nước Ngầm) ... - Giáp Nhất - Nguyễn Trãi - Vũ Tông Phan -...
105(Đô Nghĩa - Cầu Giấy) ... - Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy -...
161(Cầu Giấy - Tam Hiệp) ... - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển -...
E01(Bến xe Mỹ Đình - Vinhomes Ocean Park) ... - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Trường Chinh -...
E04(Vinhomes Smart City - Vincom Long Biên) ... - Nguyễn Trãi - Trường Chinh -...
E06(Bến xe Giáp Bát - Vinhomes Smart City) ... - Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi -...
E09(Vinhomes Smart City - Công viên nước Hồ Tây) ... - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - ...

Đường phố

sửa

Hệ thống giáo dục

sửa

Các trường đại học và học viện

sửa

Các trường trung học phổ thông

sửa
  • Trường Tiểu học, THCS, THPT Khương Hạ
  • Trường THPT Khương Đình
  • Trường THPT Nhân Chính
  • Trường THPT Trần Hưng Đạo
  • Trường THPT Phan Bội Châu
  • Trường THPT Hồ Tùng Mậu
  • Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
  • Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên
  • Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn
  • Trường THPT Hoàng Mai

Di tích lịch sử

sửa

Đình Phương Liệt ở phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân thờ Tích Lịch Đại Vương Phạm Tíchtướng nhà Đinh, 3 anh em ông, một người mặt xanh tên là Tích; mặt trắng tên là Thánh; mặt đỏ tên là Thành đã cùng theo giúp Đinh Tiên Hoàng lập được nhiều công lớn.[7]

Danh nhân

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (14 tháng 1 năm 2022). “Thông báo 54/TB-UBND Hà Nội 2022 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 đến 14/01/2022”. LuatVietnam.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Giới thiệu chung”. Trang thông tin điện tử phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ Báo cáo thuyết minh tổng hợp "Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội". Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân (Bản báo cáo). 2021. tr. 20. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ Nghị định 74-CP năm 1996 về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội
  6. ^ Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025
  7. ^ “Sự tích thần Tích Lịch đại vương (được thờ ở Lập Bái, Thái Bình và Phương Liệt, Hà Nội”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.

Liên kết ngoài

sửa