Thổ công

thần cai quản đất đai theo tín ngưỡng Á Đông

Thổ công (土公), còn được gọi là thổ địa (土地), thổ địa công (土地公), ông địa (翁地), ông công (翁公), thổ kỳ, thần đất (神坦) hay thổ thần (土神) hoặc xã thần (社神), là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất, địa điểm.

Thần Thổ Địa trong chùa Ngọc HoàngQuận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn gốc

sửa

Thần đất

sửa

Người Việt có câu: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá", nghĩa là theo niềm tin thì ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản ở đó. Đối với tín ngưỡng thờ kính Thổ công, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt... thì người ta thường cúng vị thần này qua lễ động thổ. Thổ Công còn được gọi Ông Địa và người ta lập bàn thờ đặt ở mặt đất.

Tín ngưỡng của người Việt

sửa

Hình tượng Ông Địa trong tín ngưỡng của người Việt là một vị thần bình dân, bụng phệ, ăn mặc xuề xòa, có khi ở trần, tay cầm quạt lá.[1]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa


Liên kết ngoài

sửa