Tổ nghề (hay Đức Thánh Tổ, Tổ sư) là một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó. Do đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là người sáng lập vì đã có công tạo ra nghề, gọi là tổ nghề. Tổ nghề thường là những người có thật, nhưng lại được người đời sau tôn thờ vì đã có công sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau.

Đình Hàng Thêu thờ tổ nghề ở khu phố cổ Nam Định, do dân hai phố Hàng Thêu và Hàng Trống góp tiền xây dựng vào khoảng năm 1851.

Các nghề đều có tổ nghề, có khi nhiều người là tổ cùng một nghề (như nghề sân khấu tôn thờ các vị tổ ở nhiều thời điểm khác nhau là Phạm Thị Trân, Đào Tấn, Cao Văn Lầu... hoặc cùng một nghề nhưng mỗi nơi thờ một vị tổ khác nhau như nghề đá Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng thờ vị tổ là Huỳnh Bá Quát trong khi ở làng đá Bửu Long ở Biên Hòa Đồng Nai thì là tổ nghề là Ngũ Đinh còn làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, Hoa Lư, (Ninh Bình) thì lại là Hoàng Sùng) nhưng cũng có khi một người là vị tổ của nhiều nghề khác nhau.

Khuôn thạch cao để tạo hình đồ gốm của Làng gốm Bát Tràng.

Theo Vụ Quản lý nghề - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Việt Nam), Cả nước có hơn 2.000 làng nghề, 60% số làng nghề có tổ nghề được nhân dân thờ phụng nhiều đời. Hiện có 427 Hiệp hội ngành nghề Trung ương và hàng nghìn hiệp hội nghề địa phương.

Tín ngưỡng thờ tổ nghề Việt Nam

sửa
 
Đình thờ ông tổ đúc đồng Nguyễn Minh KhôngNgũ Xã - Ba Đình - Hà Nội

Thờ tổ nghề được coi là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di dưỡng đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Những người làm nghề thường sinh sống quần tụ với nhau thành nhóm nghề, phường nghề, làng nghề. Biết ơn những vị sáng lập truyền nghề cho mình, họ thờ phụng các vị tổ của nghề mình đang làm. Có thể lập bàn thờ tổ nghề tại gia, vào ngày tuần tiết, sóc, vọng, giỗ tết, đều có cúng cấp. Nhưng phổ biến hơn cả là các phường nghề, làng nghề lập miếu, đền, đình riêng để thờ tổ nghề riêng của nghề mà phường, làng mình đang làm. Đặc biệt, nhiều vị tổ nghề còn được thờ làm thành hoàng làng.

Trong một năm, lễ cúng tổ nghề quan trọng nhất là nhằm vào ngày kỵ nhật của vị tổ nghề, đối với những vị mọi người đều biết hoặc là một ngày nhất định mà mọi người trong phường, trong làng cùng theo một nghề kể là ngày kỵ nhật của tổ nghề mình. Thờ phụng tổ nghề, người ta cầu mong Ngài phù hộ cho công việc được suôn sẻ, buôn may bán đắt hoặc lúc đi xa tránh được mọi sự rủi ro. Sau khi công việc có kết quả, người ta làm lễ tạ ơn. Ngày kỵ nhật tổ nghề tại các phường còn gọi là ngày giỗ phường.

Theo quan niệm của những người tin vào tín ngưỡng thờ tổ nghề, nếu họ được may mắn, thành công trong nghề nghiệp nghĩa là họ được "tổ đãi" (tổ nghề ưu đãi); ngược lại nếu họ bị xui rủi, thất bại thì nghĩa là họ bị "tổ trát" (tổ nghề trát phạt, trách phạt; đôi khi nói chệch thành "tổ trác").

Một số tổ nghề nổi tiếng

sửa
 
Đình La Xuyên (Nam Định) thờ tổ nghề Ninh Hữu Hưng

Các tổ ngành sân khấu Việt Nam

sửa

Các tổ nghề thủ công mỹ nghệ

sửa

Các tổ ngành khác

sửa

Tôn vinh các tổ nghề ở Việt Nam

sửa

Ở Việt Nam hiện đang có một chương trình truyền thông mang tên "Hành trình tìm kiếm tổ nghề Việt Nam" được VietBook, Nhà xuất bản Thông tấn xã Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện (từ 1/1/2010), nhằm tôn vinh các ngành nghề và tưởng nhớ, tri ân các vị tổ nghề, người có công sáng lập và truyền bá một nghề truyền thống của Việt Nam và thế giới.

Chương trình này dự kiến sẽ xây dựng một đình thờ các tổ nghề Việt Nam tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) vào cuối hành trình. Đây sẽ nơi thờ các vị tổ nghề, các vị sáng lập phường nghề, làng nghề truyền thống của 63 tỉnh, thành phố. Đình thờ các tổ nghề sẽ như một bảo tàng nghề nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, tập hợp các hình ảnh, thông tin tư liệu, giới thiệu sản phẩm và lịch sử các ngành nghề, đúc kết toàn bộ quá trình hướng nghiệp, khởi nghiệp, lập nghiệp và phát triển của các ngành nghề..

Chú thích

sửa
  1. ^ “Bà Phạm Thị Trân - tổ của nghề hát chèo ở Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2015.
  2. ^ “Ông Tổ Cải Lương”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ “Tống Hữu Định (1869 – 1932) - Ông tổ nghề cải lương”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2015.
  4. ^ Nghệ thuật Cải lương
  5. ^ Ông tổ của nghề hát xẩm
  6. ^ “Làng Đông Môn, cái nôi ca trù đất Cảng”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2015.
  7. ^ “Lễ hội Đào Nương: Nhớ về bà tổ nghề ca trù”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2015.
  8. ^ “Hương Ký tiệm làm phim nhựa nhiếp ảnh đầu tiên Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ Đặng Huy Trứ - tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam
  10. ^ Nghề đan thuyền nan Nội Lễ
  11. ^ “Trần Quốc Khái – Ông tổ nghề thêu”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
  12. ^ “Làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái, điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
  13. ^ [1][liên kết hỏng]
  14. ^ “Lê Văn Lương - Ông tổ nghề thám tử tư”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2015.
  15. ^ Đi tìm những ông tổ nghề Việt Nam T.Yên Báo Công an nhân dân 03:15 01/01/2010

Liên kết ngoài

sửa