Tôm sú (tên khoa học: Penaeus monodon) là một loài động vật giáp xác đại dương được nuôi để dùng làm thực phẩm.

Penaeus monodon
Tôm sú đông lạnh bày bán khắp các siêu thị trên thế giới đến từ các trại tôm châu Á
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Phân lớp (subclass)Eumalacostraca
Liên bộ (superordo)Eucarida
Bộ (ordo)Decapoda
Phân bộ (subordo)Dendrobranchiata
Liên họ (superfamilia)Penaeoidea
Họ (familia)Penaeidae
Chi (genus)Penaeus
Loài (species)P. monodon
Danh pháp hai phần
Penaeus monodon
(Fabricius, 1798)
Danh pháp đồng nghĩa [1]
Danh sách
  • Penaeus carinatus Dana, 1852
  • Penaeus tahitensis Heller, 1862
  • Penaeus coeruleus Stebbing, 1905
  • Penaeus bubulus Kubo, 1949

Phân bổ

sửa

Phân bổ tự nhiên của loài này là khu vực Ấn-Tây-Thái Bình Dương, trải từ bờ đông châu Phi, bán đảo Ả Rập, đến tận Đông Nam Ábiển Nhật Bản. Ở đông Úc cũng có loài này, và một lượng nhỏ tôm sú cũng đi vào Địa Trung Hải qua kênh đào Suez. Ngoài ra còn có ở Hawaii và bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ (Florida, GeorgiaNam Carolina).

Đặc điểm

sửa
 
Tôm sú Philippine

Cả con đực lẫn con cái đều đạt tới kích thước khoảng 36 cm chiều dài, con cái có thể nặng tới 650 g, khiến nó trở thành loài tôm pan đan lớn nhất thế giới.

P. monodon là loài tôm pan đan được nuôi rộng rãi nhất trên thế giới, mặc dù loài tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei ngày càng chiếm ưu thế. Hàng năm hơn 900.000 tấn tôm sú được tiêu thụ, hai phần ba số đó đến từ các trại tôm ở Đông Nam Á.

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Species Fact Sheets: Penaeus monodon (Fabricius, 1798)”. FAO Species Identification and Data Programme (SIDP). FAO. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2010.

Tham khảo

sửa