Tô Hải
Tô Hải (24 tháng 9 năm 1927 – 11 tháng 8 năm 2018[1]), tên đầy đủ là Tô Đình Hải , là một nhạc sĩ Việt Nam, có nhiều sáng tác thuộc thể loại nhạc truyền thống và nhạc đỏ.
Tô Hải | |
---|---|
Tên khai sinh | Tô Đình Hải |
Sinh | Hà Nội | 24 tháng 9, 1927
Mất | 11 tháng 8, 2018 Thành phố Hồ Chí Minh | (90 tuổi)
Thể loại | Nhạc tiền chiến, hợp xướng, nhạc đỏ |
Nghề nghiệp | Nhạc sĩ |
Bài hát tiêu biểu | "Nụ cười sơn cước" |
Từ lúc trưởng thành đến khi về hưu, Tô Hải phụ trách các hoạt động văn nghệ và mỹ thuật, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia công tác tại Khu 4 và Nhà xuất bản Mỹ thuật.
Kể từ sau năm 1990, ông viết hồi ký và blog chỉ trích chính cuộc sống của mình trước đó, gọi thứ nhạc chính ông sáng tác là "nhạc nô".[2]
Tiểu sử
sửaTô Hải sinh ngày 24 tháng 9 năm 1927 tại Hà Nội, nguyên quán Tiền Hải, Thái Bình.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia Vệ quốc đoàn.
Năm 1949 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam[3]. Năm 1951, ông về Đoàn văn công khu IV, năm 1954, được phân công làm trưởng đoàn.
Năm 1961, ông về công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc và Mỹ thuật.
Sau khi từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam,[4] ngày 25 tháng 5 năm 2014, ông Hải gia nhập Công giáo và lấy tên thánh là Phanxicô[4]
Ngày 16 tháng 1 năm 2017, trả lời phỏng vấn BBC, Lâm Thị Ái, vợ ông Tô Hải cáo buộc một bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh ép ông xuất viện sớm do áp lực của công an.[5]
Tô Hải qua đời lúc 19h40 ngày 11 tháng 8 năm 2018, hưởng thọ 91 tuổi.[6]
Sự nghiệp
sửaTô Hải là nhạc sĩ đa phong cách, sáng tác nhiều thể loại như ca khúc, hành khúc, hợp xướng, nhạc kịch, nhạc phim, khí nhạc. Ngoài ra ông còn viết nhiều tiểu luận, và viết báo về âm nhạc.
Giải thưởng
sửa- Giải thưởng Khí nhạc Ngẫu hứng cho cello và giao hưởng, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, đợt 1, 2001.[7]
- Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba
- Huân chương Chiến thắng hạng Ba
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.[7]
Ca khúc
sửa- Nụ cười sơn cước
- Đứt dây đàn
- Tình giây lát
- Tiếng kèn báo động
- Chúng ta không muốn đói
- Toàn dân kháng chiến trường kỳ
- Tiếng kèn cứu nước
- Từ mặt đất thân yêu
- Trường Lục quân đang cần lính đánh Tây
- Thầy tu giết giặc
- Chiến sĩ khu Ba
- Trở lại đô thành
- Khát vọng mùa xuân (đặt lời Việt từ Sehnsucht nach dem Frühling của nhạc sĩ Mozart)
Hợp xướng
sửa- Hải Phòng rực sáng biển Đông
- Sẵn sàng bắn
- Lời Tổ quốc
- Hẹn mùa mười tấn năm sau
- Buồn vui và khát vọng
- Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy
Tổ khúc
sửa- Thỏ và Rùa
Hồi ký
sửaSau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hải đã cho xuất bản tại Hoa Kỳ một cuốn sách có tên là Hồi ký của một thằng hèn, trong đó, ông bộc lộ thái độ được cho là phản tỉnh, chỉ trích chính 'lựa chọn sai đường' của bản thân, nhận mình là một 'thằng hèn', 'một kẻ cơ hội', ca ngợi 'đảng và chế độ' để sống sót.[8] Tập hồi ký này được Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia, Hoa Kỳ in ra năm 2009 dưới bản quyền của chính tác giả.[9]
Chú thích
sửa- ^ “Nhạc sĩ Tô Hải”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập 13 tháng 8 năm 2018.
- ^ Tô Hải: Hồi ký của một thằng hèn, S. 80.
- ^ Tô Hải: Hồi ký của một thằng hèn, S. 53.
- ^ a b “Nhạc sĩ Tô Hải, cựu đảng viên Cộng sản, gia nhập Đạo Công giáo”. VietCatholic.
- ^ “Nhạc sĩ Tô Hải bị bệnh viện từ chối chữa trị? - BBC Tiếng Việt” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 17 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Nhạc sĩ Tô Hải ra đi trong lặng lẽ”. VOA. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2018.
- ^ a b Website của Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh.[liên kết hỏng]
- ^ “'Chúng tôi sẽ nhớ mãi về 'Thằng Hèn Vĩ Đại'” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 13 tháng 8 năm 2018.
- ^ Tô Hải. Hồi ký của một thằng hèn. Falls Church, VA: 2009.
Liên kết ngoài
sửa- Nguyên bản "Tổ khúc Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy" do Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam trình bày năm 1959
- Blog của NS Tô Hải
- Mãi trong trẻo, lắng sâu Nụ cười sơn cước Lưu trữ 2008-02-14 tại Wayback Machine, Nguyễn Văn Vĩnh, Nhân dân.
- Tô Hải – người đầu tiên sáng tác ca khúc bóng đá Lưu trữ 2009-04-25 tại Wayback Machine, Thể thao Văn hóa, dẫn theo nguồn Vnexpress.
- Ca khúc Việt Nam hôm nay đang ở đâu? Lưu trữ 2009-07-20 tại Wayback Machine, Tô Hải, Thư viện Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.