Surya Siddhanta
Surya Siddhanta là tên của một luận án tiếng Phạn trong nền thiên văn học Ấn Độ có từ cuối thế kỷ 4 hoặc đầu thế kỷ 5.[1][3] Tác phẩm này tồn tại với nhiều phiên bản khác nhau, được nhắc đến và trích dẫn một cách rộng rãi trong một văn bản vào thế kỷ 6 được viết bởi Varahamihira, và có thể đã được sửa đổi trong nhiều thế kỷ dưới cùng một tiêu đề.[3][4] Surya có 14 chương.[5] Một bản ghi chép vào thế kỷ 12 của tác phẩm này đã được phiên dịch sang tiếng Anh bởi Burgess vào năm 1860.[2]
Surya Siddhanta mô tả các quy luật để tính toán các chuyển động của một vài hành tinh và Mặt Trăng so với một vài chòm sao, đường kính của một vài hành tinh, đồng thời tác phẩm này cũng tính quỹ đạo của một vài thiên thể.[6][7] Tác phẩm này xác nhận, theo Markanday và Srivatsava, rằng Trái Đất có hình dạng cầu.[5] Nó đã mô tả rằng Trái Đất như một quả cầu đứng yên, còn Mặt Trời chuyển động xung quanh nó. Tác phẩm này không hề nhắc đến Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh và Diêm Vương tinh.[8] Surya đã tính toán đường kính của Trái Đất có độ dài là 8.000 dặm (ngày nay đường kính này được xác nhận có độ dài 7.928 dặm), đường kính của mặt trăng là 2.400 dặm (thực tế là xấp xỉ 2.160 dặm) và khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 258.000 dặm (thực tế là xấp xỉ 238.000 dặm).[6] Tác phẩm được biết đến vì một vài những cuộc thảo luận sớm nhất về phân số cơ số sáu mươi và hàm số lượng giác.[1][3][9]
Surya Siddhanta là một trong những tác phẩm Ấn Độ giáo có liên quan đến thiên văn học còn tồn tại đến bây giờ. Nó mô tả hệ thống hàm số đã tạo nên những tiên đoán chính xác một cách hợp lý.[10][11][12] Đây là tác phẩm có ảnh hưởng đến cách tính lịch Mặt Trời của lịch Ấn Độ giáo, một loại lịch âm-dương.[13]
Chú thích
sửa- ^ a b c Menso Folkerts, Craig G. Fraser, Jeremy John Gray, John L. Berggren, Wilbur R. Knorr (2017), Mathematics, Encyclopaedia Britannica, Quote: "(...) its Hindu inventors as discoverers of things more ingenious than those of the Greeks. Earlier, in the late 4th or early 5th century, the anonymous Hindu author of an astronomical handbook, the Surya Siddhanta, had tabulated the sine function (...)"
- ^ a b P Gangooly (1935, Editor), Translator: Ebenezzer Burgess (1930), Translation of Surya Siddhanta: A Textbook of Hindu Astronomy, University of Calcutta, page 1
- ^ a b c John Bowman (2005). Columbia Chronologies of Asian History and Culture. Columbia University Press. tr. 596. ISBN 978-0-231-50004-3., Quote: "c. 350-400: The Surya Siddhanta, an Indian work on astronomy, now uses sexagesimal fractions. It includes references to trigonometric functions. The work is revised during succeeding centuries, taking its final form in the tenth century."
- ^ Kim Plofker (2009). Mathematics in India. Princeton University Press. tr. 71–72 with footnotes. ISBN 0-691-12067-6.
- ^ a b Markanday, Sucharit; Srivastava, P. S. (1980). “Physical Oceanography in India: An Historical Sketch”. Oceanography: The Past. Springer New York. tr. 551–561. doi:10.1007/978-1-4613-8090-0_50. ISBN 978-1-4613-8092-4., Quote: "According to Surya Siddhanta the earth is a sphere."
- ^ a b Richard L. Thompson (2007). The Cosmology of the Bhagavata Purana. Motilal Banarsidass. tr. 16, 76–77, 285–294. ISBN 978-81-208-1919-1.
- ^ Scott L. Montgomery; Alok Kumar (2015). A History of Science in World Cultures: Voices of Knowledge. Routledge. tr. 104–105. ISBN 978-1-317-43906-6.
- ^ Richard L. Thompson (2004). Vedic Cosmography and Astronomy. Motilal Banarsidass. tr. 10. ISBN 978-81-208-1954-2.
- ^ Brian Evans (2014). The Development of Mathematics Throughout the Centuries: A Brief History in a Cultural Context. Wiley. tr. 60. ISBN 978-1-118-85397-9.
- ^ David Pingree (1963), Astronomy and Astrology in India and Iran, Isis, Volume 54, Part 2, No. 176, pages 229-235 with footnotes
- ^ Duke, Dennis (2005). “The Equant in India: The Mathematical Basis of Ancient Indian Planetary Models”. Archive for History of Exact Sciences. Springer Nature. 59 (6): 563–576. doi:10.1007/s00407-005-0096-y.
- ^ Pingree, David (1971). “On the Greek Origin of the Indian Planetary Model Employing a Double Epicycle”. Journal for the History of Astronomy. SAGE Publications. 2 (2): 80–85. Bibcode:1971JHA.....2...80P. doi:10.1177/002182867100200202.
- ^ Roshen Dalal (2010). Hinduism: An Alphabetical Guide. Penguin Books. tr. 89. ISBN 978-0-14-341421-6., Quote: "The solar calendar is based on the Surya Siddhanta, a text of around 400 CE."
Thư mục
sửa- Kim Plofker (2009). Mathematics in India. Princeton University Press. ISBN 0-691-12067-6.
- Pingree, David (1973). “The Mesopotamian Origin of Early Indian Mathematical Astronomy”. Journal for the History of Astronomy. SAGE. 4 (1). Bibcode:1973JHA.....4....1P. doi:10.1177/002182867300400102.
- Pingree, David (1981). Jyotihśāstra: Astral and Mathematical Literature. Otto Harrassowitz. ISBN 978-3447021654.
- K. V. Sarma (1997), "Suryasiddhanta", Encyclopaedia of the History of Science, Technology, and Medicine in Non-Western Cultures edited by Helaine Selin, Springer, ISBN 978-0-7923-4066-9
- Yukio Ôhashi (1999). “The Legends of Vasiṣṭha – A Note on the Vedāṅga Astronomy”. Trong Johannes Andersen (biên tập). Highlights of Astronomy, Volume 11B. Springer Science. ISBN 978-0-7923-5556-4.
- Yukio Ôhashi (1993). “Development of Astronomical Observations in Vedic and post-Vedic India”. Indian Journal of History of Science. 28 (3).
- Maurice Winternitz (1963). History of Indian Literature, Volume 1. Motilal Banarsidass. ISBN 978-81-208-0056-4.
Đọc thêm
sửa- Victor J. Katz. A History of Mathematics: An Introduction, 1998.
Liên kết ngoài
sửa- Surya Siddhantha Planetary Model Lưu trữ 2013-06-02 tại Wayback Machine
- Surya Siddhanta Sanskrit text in Devanagari
- Remarks on the Astronomy of the Brahmins, John Playfair (Archive Lưu trữ 2017-08-09 tại Wayback Machine)