Công quốc Schleswig

(Đổi hướng từ Schleswig)

Công quốc Schleswig (tiếng Đan Mạch: Hertugdømmet Slesvig; tiếng Đức: Herzogtum Schleswig; tiếng Hạ Đức: Hartogdom Sleswig; tiếng Bắc Friesland: Härtochduum Slaswik; tiếng Anh: Duchy of Schleswig) là một Công quốcNam Jutland (Sønderjylland) bao gồm khu vực giữa khoảng 60 km (35 dặm) về phía Bắc và 70 km (45 dặm) về phía Nam của biên giới hiện tại giữa ĐứcĐan Mạch. Lãnh thổ được phân chia giữa hai quốc gia từ năm 1920, với Bắc Schleswig thuộc về Đan Mạch và Nam Schleswig thuộc Đức. Vùng này còn được gọi là Sleswick trong tiếng Anh.

Công quốc Schleswig
Tên bản ngữ
1058–1866
Quốc kỳ Schleswig
Quốc kỳ
Quốc huy Schleswig
Quốc huy
Tổng quan
Vị thếThái ấp của Vương quyền Đan Mạch (một phần giữa 1544 và 1713/20)
Thủ đôSchleswig, Flensburg, Copenhagen[cần dẫn nguồn]
Ngôn ngữ thông dụngĐan Mạch, Đức, tiếng Hạ Đức, North Frisian
Tôn giáo chính
Giáo hội Công giáo, Giáo hội LutherMennonitism (từ thế kỷ XVI), Do Thái giáo
Chính trị
Chính phủCông quốc phong kiến, Chế độ quân chủ
Công tước 
• 1058–1095
Olaf I của Đan Mạch
• 1863–66
Christian IX của Đan Mạch
Lịch sử 
• Thành lập
1058
• Giải thể
1866
Kinh tế
Đơn vị tiền tệSpeciethaler Schleswig-Holstein, Rigsdaler Đan Mạch, Pfennig
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc Biển Bắc
Tỉnh Schleswig-Holstein
Hiện nay là một phần củaĐan Mạch
Đức

Không giống như Holstein và Lauenburg, Schleswig chưa bao giờ là một phần của Bang liên Đức. Thay vào đó, Schleswig là một thái ấp của Đan Mạch, và cư dân của nó nói tiếng Đan Mạch, tiếng Đức và tiếng Bắc Frisia. Cả Đan Mạch và Đức đều muốn Schleswig là một phần của mình. Một cuộc nổi dậy của người Đức vào tháng 3 năm 1848 đã gây ra Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất kết thúc vào năm 1852. Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (1864) kết thúc với Hiệp ước Viên, Đan Mạch nhường 3 công quốc lại cho Áo và Phổ. Năm 1866, các lãnh thổ này trở thành một phần của Phổ sau khi người Áo thất bại trong Chiến tranh Áo-Phổ.

Lịch sử

sửa

Từ đầu thời Trung cổ, tầm quan trọng của khu vực này nằm ở việc trở thành tỉnh đệm của Scandinavia và Vương quốc Đan Mạch đối với Đế chế La Mã Thần thánh hùng mạnh ở phía Nam, cũng như là khu vực trung chuyển hàng hóa giữa Biển BắcBiển Baltic, kết nối tuyến đường thương mại qua Nga với các tuyến đường thương mại dọc theo sông Rhine và bờ biển Đại Tây Dương (xem thêm Kênh đào Kiel).

Lịch sử ban đầu

sửa

Đầu thời hiện đại

sửa

Thế kỷ 19 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc

sửa

Kể từ năm 1900

sửa

Công tước và Nhà cai trị

sửa

Tên gọi và tranh chấp đặt tên

sửa

Tham khảo

sửa