Red Star OS (tiếng Triều Tiên붉은별; McCune–ReischauerPulgŭnbyŏl) là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux dành riêng cho các máy tính ở Triều Tiên. Trước khi được phát triển, các máy tính ở Triều Tiên sử dụng Redhat Linux[3] và phiên bản tiếng Anh của Microsoft Windows.[4] Tính đến năm 2010, Red Star OS đã phát hành phiên bản 2.0. Đến mùa hè 2013 phiên bản 3.0 được phát hành. Hệ điều hành này chỉ có phiên bản tiếng Triều Tiên, nội địa hóa với hệ thống thuật ngữ và chính tả Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, mặc dù cũng có phương pháp không chính thức để đổi ngôn ngữ của môi trường desktop sang tiếng Anh.[5] [6]

Red Star OS
붉은별 사용자용체계
Màn hình desktop của Red Star OS 3.0, được địa phương hóa với các thuật ngữ và chính tả tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Nhà phát triểnTrung tâm Máy tính Triều Tiên, CHDCND Triều Tiên
Họ hệ điều hànhTương tự Unix (máy tính bàn và máy chủ), Android (trên Woolim, Ariang, Samjiyon, và Manbang)
Tình trạng
hoạt động
Đang hoạt động
Kiểu mã nguồnMã nguồn đóng với một số thành phần nguồn mở
Phiên bản
mới nhất
4.0
Đối tượng
tiếp thị
Đại chúng
Có hiệu lực
trong
Tiếng Triều Tiên
Nền tảngi386 (x86), ARM
Loại nhânNguyên khối (Linux)
Giao diện
mặc định
KDE 3[1]
Giấy phépGPL (chỉ hạt nhân Linux và các phần mềm GNU khác), Độc quyền
Sản phẩm trướcFedora 11[2]

Chi tiết kỹ thuật

sửa

Dựa trên môi trường Desktop KDE 3.x, Red Star OS tích hợp một trình duyệt được chỉnh sửa từ Mozilla Firefox và được đổi tên thành Naenara dùng để duyệt trang Naenara, một cổng thông tin trên intranet của Triều tiên được biết đến với tên Kwangmyong. Naenara đi kèm với hai công cụ tìm kiếm. Phần mềm khác bao gồm một trình soạn thảo văn bản, một e-mail client, trình phát âm thanh và video, và các trò chơi.[7] Phiên bản 3, giống những bản tiền nhiệm, chạy Wine, một phần mềm giúp các chương trình Windows có thể chạy trên Linux.[8]

Red Star OS 3.0, giống những bản tiền nhiệm, chạy một desktop KDE 3. Tuy nhiên, phiên bản 3.0 có giao diện trông rất giống macOS của Apple, trong khi các phiên bản trước gần giống với Windows XP hơn;[9][10] Nhà lãnh đạo Triều Tiên hiện tại Kim Jong-un đã được nhìn thấy với một chiếc iMac trên bàn của ông trong một bức ảnh năm 2013, cho thấy khả năng liên hệ với việc thiết kế lại.[7][11][12]

Phương tiện truyền thông chú ý

sửa
 
Một số game tích hợp trong phiên bản 2.0 của Red Star OS

Một tờ báo tiếng Nhật có chi nhánh tại Triều tiên có tên Choson Sinbo đã phỏng vấn hai lập trình viên tham gia Red Star OS trong tháng 6 năm 2006.[3] Trong tháng 2 năm 2010, một sinh viên quốc tế người Nga tại Đại học Kim Il-sungBình Nhưỡng, mua một bản sao và đưa một bài giới thiệu lên tài khoản LiveJournal của mình; Đài truyền hình Nga RT sau đó chọn bài của LiveJournal và dịch nó sang tiếng Anh.[7] Các blog công nghệ tiếng Anh, bao gồm EngadgetOsnews, cũng như báo chí Hàn Quốc như Yonhap, sau đó đã đang lại nội dung bài báo.[5][13][14] Cuối năm 2013, Will Scott, người đã đến thăm Đại học Khoa học và Kỹ thuật Bình Nhưỡng, đã mua một bản sao của phiên bản 3 từ một nhà bán lẻ của KCC ở phía nam Bình Nhưỡng, và tải ảnh chụp màn hình lên internet.[8]

Năm 2015, hai nhà nghiên cứu người Đức phát biểu tại Chaos Communication Congress[15] đã mô tả hoạt động nội bộ của hệ điều hành.[16] Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên muốn theo dõi thị trường ngầm của các ổ flash USB được sử dụng để trao đổi phim, nhạc và văn bản nước ngoài,[17] vì vậy hệ thống đã gắn watermarks lên tất cả các file trên phương tiện di động gắn vào máy tính.[18]

Lịch sử

sửa

Phiên bản 1.0

sửa
 
Màn hình khởi động của Red Star 1.0
 
Desktop của Red Star 1.0 và trình quản lý file mặc định

Phiên bản đầu tiên xuất hiện vào năm 2008. Nó rất gợi nhớ đến hệ điều hành Windows XP.

Nó có trình duyệt web "Naenara", dựa trên Mozilla Firefox, và một bộ ứng dụng văn phòng dựa trên Open Office, được gọi là "Uri 2.0". Wine cũng có sẵn.

Cho đến nay, không có bản sao đã bị rò rỉ trực tuyến. Ảnh chụp màn hình của hệ điều hành đã được KCNA chính thức công bố và được các trang tin của Hàn Quốc tìm thấy.[19]

Phiên bản 2.0

sửa

Việc phát triển phiên bản 2.0 bắt đầu vào tháng 3 năm 2008 và được hoàn thành vào ngày 3 tháng 6 năm 2009. Giống như phiên bản trước, nó dựa trên sự giao diện của Windows XP và có giá 2000 won Triều Tiên (khoảng US$15).

Trình duyệt internet "Naenara" cũng được bao gồm trong phiên bản này. Trình duyệt được phát hành vào ngày 6 tháng 8 năm 2009, là một phần của hệ điều hành và có giá 4000 won Triều Tiên (khoảng 28 đô la Mỹ).

Hệ điều hành sử dụng bố cục bàn phím đặc biệt khác nhiều so với bố cục tiêu chuẩn của Hàn Quốc.[cần dẫn nguồn]

Phiên bản 3.0

sửa

Phiên bản 3.0 được giới thiệu vào ngày 15 tháng 4 năm 2012 và trông giống như các hệ thống MacOS.[20] phiên bản mới hỗ trợ cả IPv4IPv6.

Hệ điều hành được cài đặt sẵn một số ứng dụng theo dõi người dùng - nếu người dùng cố gắng vô hiệu hóa các chức năng bảo mật, hệ điều hành thường khởi động lại trong các vòng lặp liên tục hoặc tự hủy. Ngoài ra, một công cụ tạo wartermark được tích hợp vào hệ thống đánh dấu tất cả nội dung phương tiện bằng số sê-ri của ổ cứng. Điều này giúp chính quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể theo dõi sự lây lan của các file. Hệ thống này cũng có một phần mềm "diệt virus" ẩn có khả năng loại bỏ các file bị kiểm duyệt được lưu trữ từ xa bởi dịch vụ bí mật của Triều Tiên. Có một nhóm người dùng được gọi là "quản trị viên" trong hệ điều hành. Tuy nhiên, người dùng không thể có quyền truy cập hệ thống đầy đủ, ngay cả khi họ là quản trị viên, vì các lệnh như sudosu không khả dụng.[15] Mặc dù vậy, một số người dùng sử dụng Red Star OS trên Internet cho rằng việc truy cập vào quyền quản trị trên máy là có thể thông qua một số phương pháp và khai thác lỗ hổng.

Phiên bản 4.0

sửa

Rất ít thông tin được biết về phiên bản 4.0.

Cuối năm 2017, người ta đã biết rằng Red Star 4.0 tồn tại và đang được thử nghiệm thực tế.[21] Một biến thể server của phiên bản 4.0 dường như hiện đang được sử dụng trên trang web của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air KoryoThe Pyongyang Times theo HTTP server header.[22][23]

Theo tờ báo The Pyongyang Times, một phiên bản chính thức của Red Star OS 4.0 đã được phát triển kể từ tháng 1 năm 2019, với sự hỗ trợ mạng đầy đủ cũng như các công cụ quản lý hệ thống và dịch vụ.[24] Theo trang NK Economy, phiên bản 4.0 dành cho server có thể đã được sử dụng trên khoảng 17 nghìn máy tính chủ và 72 nghìn máy tính cá nhân từ khoảng năm 2018.[25]

Lỗ hổng

sửa

Năm 2016, công ty bảo mật Hackerhouse đã tìm thấy lỗ hổng bảo mật trong trình duyệt web tích hợp Naenara. Lỗ hổng này cho phép thực thi các lệnh trên máy tính nếu người dùng nhấp vào liên kết được chuẩn bị tương ứng. Điều này có thể là do sự cố khi xử lý các URL thực hiện các chức năng như Mailto hoặc lịch mà không có các tham số để dọn sạch các đoạn mã không mong muốn. Vì thế nên các máy tính bị khai thác hoàn toàn có thể bị hoặc chủ động vào các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).[26][27]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Red Star OS”. ArchiveOS (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ “Inside North Korea's Totalitarian Operating System”. Motherboard (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.
  3. ^ a b Kim, Chi-yong (ngày 21 tháng 6 năm 2006), “〈민족정보산업의 부흥 -상-〉 《우리식 콤퓨터조작체계(OS) 》의 개발과 도입”, Choson Sinbo (bằng tiếng Triều Tiên), Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2007Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  4. ^ “North Korea's 'paranoid' computer operating system revealed”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ngày 27 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ a b Nam, Hyeon-ho (ngày 3 tháng 3 năm 2010), 北, 독자적 컴퓨터 SINMUS 운영체제 '붉은별' 개발, Yonhap News (bằng tiếng Triều Tiên), truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ “More notes on Red Star OS 3.0”. RichardG's Ramblings (bằng tiếng Anh). 31 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ a b c “North Korea's "secret cyber-weapon": brand new Red Star OS”, RT, ngày 1 tháng 3 năm 2010, truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013
  8. ^ a b Williams, Martyn (ngày 31 tháng 1 năm 2014). “North Korea's Red Star OS Goes Mac”. North Korea Tech. Martyn Williams. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2014.
  9. ^ “Apple's Mac OSX imitated in latest North Korea system”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 5 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.
  10. ^ “North Korean computers get 'Apple' makeover”. Telegraph.co.uk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.
  11. ^ “Apple's Mac OS X imitated in latest North Korea system”. BBC News. ngày 5 tháng 2 năm 2014.
  12. ^ “North Korean computers get 'Apple' makeover”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2014.
  13. ^ Holwerda, Thom (ngày 4 tháng 3 năm 2009), “North Korea Develops Its Own Linux Distribution”, OSNews, truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013
  14. ^ Flatley, Joseph L. (ngày 4 tháng 3 năm 2009), “North Korea's Red Star OS takes the 'open' out of 'open source', Engadget, truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013
  15. ^ a b Florian Grunow; Niklaus Schiess (ngày 28 tháng 12 năm 2015). Lifting the Fog on Red Star OS - A deep dive into the surveillance features of North Korea's operating system. Chaos Communication Congress 32.
  16. ^ Jeremy Wagstaff and James Pearson (ngày 27 tháng 12 năm 2015). “Paranoid: North Korea's computer operating system mirrors its political one”. Reuters.
  17. ^ James Pearson (ngày 27 tháng 3 năm 2015). “The $50 device that symbolizes a shift in North Korea”. Reuters.
  18. ^ “RedStar OS Watermarking”. Insinuator.
  19. ^ Kim Tong-hyung (ngày 5 tháng 4 năm 2010). “NK Goes for Linux-Based Operating System”. Korea Times.
  20. ^ Williams, Martyn (ngày 30 tháng 12 năm 2014). “Red Star 3.0 Desktop finally becomes public”. North Korea Tech - 노스코리아테크. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.
  21. ^ “Electronic Weapons: Two Lines, No Waiting” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2017.
  22. ^ “Air Koryo” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2018.
  23. ^ “The Pyongyang Times” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2018.
  24. ^ “The Pyongyang Times” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2019.
  25. ^ “[사진] 북한 1만7000대 서버에 붉은별 4.0 적용”. NK경제 (bằng tiếng Hàn). 19 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2024.
  26. ^ “RedStar OS 3.0: Remote Arbitrary Command Injection”. Hacker House (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.
  27. ^ Wei, Wang. “North Korea's Linux-based Red Star OS can be Hacked Remotely with just a Link”. The Hacker News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.

Liên kết ngoài

sửa