Phạm Quốc Trung (họa sĩ)

NSND, họa sĩ điện ảnh Việt Nam

Phạm Quốc Trunghọa sĩ lĩnh vực điện ảnh người Việt Nam, ông là người thiết kế cho các bộ phim Hà Nội mùa đông năm 46, Người đàn bà mộng du, Đừng đốtMùi cỏ cháy.[1] Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2001[1]Nghệ sĩ nhân dân năm 2012.[2]

Nghệ sĩ nhân dân
Phạm Quốc Trung
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1958 (65–66 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpHọa sĩ
Gia đình
Cha
Phạm Kỳ Nam
Mẹ
Nguyễn Phương Nghi
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2001)
Nghệ sĩ nhân dân (2012)
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròThiết kế mỹ thuật
StudioHãng phim truyện Việt Nam
Website

Tiểu sử

sửa

Phạm Quốc Trung sinh năm 1958 là con trai của đạo diễn Phạm Kỳ Nam và người vợ đầu tiên, nhạc công piano Nguyễn Phương Nghi.[1][3]

Ban đầu ông theo học ngành kiến trúc, năm 1982, ông về làm việc tại Xí nghiệp phim truyện Việt Nam, sau đó theo học khóa Thiết kế mỹ thuật của Cục Ðiện ảnh.[1] Cùng với Vũ Huy, Mã Phi Hải, Đào Hồng Hải, Phạm Quốc Trung là họa sĩ thiết kế thế hệ thứ 3 của điện ảnh Việt Nam.[4] Năm 1992, phim nhựa đầu tay mà ông tham gia (với vai trò họa sĩ thiết kế mỹ thuật chính) được giải Bông sen Vàng là Bọn trẻ của đạo diễn Trần Khánh Dư.[1]

Phạm Quốc Trung từng là thành viên Ban Giám khảo hạng mục Phim điện ảnh tại Giải Cánh diều 2006[5]Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22.[6]

Tác phẩm

sửa
Năm Phim Đạo diễn Vai trò Chú thích
1987 Thằng Bờm Lê Đức Tiến Trợ lý Thiết kế mỹ thuật
1995 Thương nhớ đồng quê Ðặng Nhật Minh Đạo diễn nghệ thuật
1996 Trở về Thiết kế mỹ thuật
1999 Hà Nội mùa đông năm 46
Những người thợ xẻ Vương Đức
2000 Mùa ổi Ðặng Nhật Minh Đạo diễn nghệ thuật
2003 Người đàn bà mộng du Nguyễn Thanh Vân Thiết kế mỹ thuật
2009 Đừng đốt Ðặng Nhật Minh
Chớp mắt cùng số phận Lê Ngọc Linh
2012 Nếu anh còn được sống
Mùi cỏ cháy Nguyễn Hữu Mười
2015 Nhà tiên tri Vương Đức

Giải thưởng

sửa
Năm Giải thưởng Tác phẩm Hạng mục Kết quả
1995 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 Trở về Họa sĩ xuất sắc Đoạt giải [7]
1999 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Hà Nội mùa đông năm 46 Đoạt giải [8]
Những người thợ xẻ Đoạt giải
2010 Giải Cánh diều lần thứ 8 Đừng đốt Thiết kế mỹ thuật xuất sắc Đoạt giải [9]
2016 Giải Cánh diều lần thứ 14 Nhà tiên tri Đoạt giải [10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e Nguyễn Phương Liên (8 tháng 1 năm 2012). “Họa sĩ có duyên với điện ảnh về đề tài chiến tranh”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ Acomm(http://www.acomm.com.vn), Copyright(c) 2023. “Chủ tịch nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật”. tuyengiao.vn. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2024.
  3. ^ Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 4 năm 2020). “Đạo diễn Phạm Kỳ Nam: 'Chung một dòng sông' - phim truyện đầu tiên của Việt Nam”. thethaovanhoa.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2024.
  4. ^ Đặng Minh Liên (16 tháng 3 năm 2016). “Nửa thế kỷ tạo hình mỹ thuật phim truyện Việt Nam”. Viện phim Việt Nam. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ thanhnien.vn (5 tháng 5 năm 2007). “Đêm nay, ai đoạt Cánh diều vàng?”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ “Thông cáo báo chí Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII”. cucdienanh.gov.vn. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2024.
  7. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI”. Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2024.
  8. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XII”. Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2024.
  9. ^ Y Anh (15 tháng 3 năm 2009). “Đừng đốt đoạt giải Cánh diều vàng”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2024.
  10. ^ “Cánh diều 2015: VTV giành 3 giải cánh diều vàng, 2 cánh diều bạc”. Thời Báo VTV. 20 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa