Oxide

hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố oxy

Oxide (/ˈɒksd/), hay oxit theo phiên âm tiếng Việt, là một hợp chất gồm ít nhất một nguyên tử oxy và một nguyên tố khác.[1][a] Bản thân oxide là một dianion của oxy, một ion O2− với oxy ở trạng thái oxy hóa −2. Hầu hết vỏ Trái Đất có tồn tại oxide. Ngay cả những vật liệu được coi là nguyên tố tinh khiết cũng thường có một lớp phủ oxide. Ví dụ, lá kim loại nhôm được phủ một lớp vỏ mỏng nhôm oxide (được gọi là lớp thụ động) để bảo vệ chúng khỏi quá trình oxy hóa.[2]

Sắt(III) oxide (Fe2O3).

Hình thành

sửa

Oxide liên kết với tất cả các nguyên tố, ngoại trừ một số nguyên tố khí hiếm. Có rất nhiều cách hình thành nên hợp chất oxide.

Oxide của nguyên tố kim loại

sửa

Nhiều oxide kim loại phát sinh do sự phân hủy các hợp chất khác, ví dụ như carbonat, hydroxidenitrat. Trong quá trình tạo ra calci oxide, calci carbonat (đá vôi) bị phân hủy khi đun nóng, giải phóng khí carbon dioxide:[2]

 

Các kim loại quý (chẳng hạn như vàngplatin) được đánh giá cao vì chúng hạn chế được sự kết hợp hóa học trực tiếp với oxy.[2]

 

Oxide của nguyên tố phi kim

sửa

Các oxide phi kim quan trọng và phổ biến là carbon dioxidecarbon monoxide. Những hợp chất này hình thành khi quá trình oxy hóa hoàn toàn hoặc một phần carbon hoặc hydrocarbon xảy ra. Trong môi trường thiếu hụt oxy, carbon monoxide được tạo ra:[2]

  hay  
  hay  

Nitơ (N
2
) khó phản ứng với oxy biến thành oxide, nhưng quá trình đốt cháy amonia tạo ra nitric oxide, oxide này tiếp tục phản ứng với oxy:

 
 

Những phản ứng này được thực hiện trong quá trình sản xuất acid nitric.[3]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Các hợp chất giữa fluor và oxy như OF2O2F2 không được gọi là oxide của fluor mà là fluoride của oxy. Vì fluor có độ âm điện lớn hơn nên số oxy hóa của oxy lần lượt là 2 và 1. Hơn nữa, liên kết O-F bị phân cực về phía fluor, thay vì phía oxy như các oxide cộng hóa trị. Vì vậy, chúng không được coi là các oxide.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hein, Morris; Arena, Susan (2006). Foundations of College Chemistry (ấn bản thứ 12). Wiley. ISBN 9780471741534.
  2. ^ a b c d Greenwood, N. N.; & Earnshaw, A. (1997). Chemistry of the Elements (2nd Edn.), Oxford:Butterworth-Heinemann. ISBN 0-7506-3365-4.
  3. ^ Thiemann, Michael; Scheibler, Erich; Wiegand, Karl Wilhelm. “Nitric Acid, Nitrous Acid, and Nitrogen Oxides”. Bách khoa toàn thư Ullmann về Hóa chất công nghiệp. Weinheim: Wiley-VCH. doi:10.1002/14356007.a17_293.
  • Fully Exploiting the Potential of the Periodic Table through Pattern Recognition Schultz, Emeric. J. Chem. Educ. 2005 82 1649.