Olympiad Cờ vua
Olympiad Cờ vua là một giải đấu cờ vua đồng đội mà các đội tham dự đến từ khắp thế giới. Sự kiện này được tổ chức 2 năm một lần bởi FIDE. FIDE cũng chọn nước chủ nhà cho từng năm.
Tên gọi "Olympiad cờ vua" (tiếng Anh: Chess Olympiad) cho giải vô địch đồng đội của FIDE có nguồn gốc lịch sử và hàm ý rằng không có mối liên hệ nào với Thế vận hội Olympic.
Sự ra đời của Olympiad Cờ vua
sửaOlympiad đầu tiên là không chính thức. Nỗ lực để cờ vua trở thành một môn thể thao trong Thế vận hội Mùa hè 1924 tại Paris đã thất bại do có sự phân biệt giữa kỳ thủ nghiệp dư và kỳ thủ chuyên nghiệp[1]
Do đó, khi Thế vận hội Mùa hè 1924 diễn ra ở Paris, Olympiad Cờ vua 1924 (không chính thức) đầu tiên cũng diễn ra tại Paris. FIDE được thành lập vào Chủ nhật, ngày 20 tháng 7, năm 1924, ngày bế mạc của Olympiad Cờ vua 1924 (không chính thức) lần thứ nhất.[2] FIDE tổ chức kỳ Olympiad chính thức đầu tiên năm 1927 tại London.[1] Olympiad được tổ chức định kì nhưng bị gián đoạn bởi Chiến tranh Thế giới II. Từ 1950, các kỳ Olympiad được tổ chức 2 năm một lần.[1]
Môn thể thao được công nhận
sửaCờ vua được công nhận là một môn thể thao bởi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC);[3] đến tháng 6 năm 1999, FIDE được công nhận là Liên đoàn Thể thao Quốc tế[3][4][5][6] Là một thành viên của IOC, FIDE tuân thủ tuyệt đối theo nhưng quy định, bao gồm, việc kiểm tra doping[7][8][9][10] Điều này đã gây nên một sự tranh cãi trong giới chuyên môn cờ vua. Viễn cảnh cờ vua trở thành một môn thể thao thi đấu chính thức của Olympic vẫn là chưa rõ ràng. Vì thế, Olympiad Cờ vua không liên quan gì đến Olympic.
Thi đấu
sửaMỗi thành viên của FIDE có thể tham gia một đội để thi đấu Olympiad.[1] Mỗi đội gồm 5 kỳ thủ, 4 kỳ thủ chính thức và 1 dự bị (trước Olympiad Cờ vua 2008 tại Dresden, có 2 kỳ thủ dự bị)[11].[1] Ban đầu mỗi đội đấu vòng tròn với các đội khác. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều đội tham gia giải đấu nên điều này là không khả thi.[1] Ban đầu, các đội được xếp hạng hạt giống sẽ thi đấu trước. Nhưng điều này có một số mặt hạn chế và đến năm 1976, hệ Thụy Sĩ được áp dụng.[1]
Cúp cho đội giành chiến thắng là Cúp Hamilton-Russell,[1] được nhà tài phiệt Frederick Hamilton-Russel đề nghị như một giải thưởng cho Olympiad Cờ vua thứ nhất tại London 1927. Cúp được giữ bởi đội chiến thắng cho đến giải đấu lần sau, khi nó được giao lại cho nhà vô địch mới. Cúp cho đôi nữ chiến thắng Olympiad Cờ vua Nữ là Cúp Vera-Menchik.
Olympiad Cờ vua thứ 39 được tổ chức tại Khanty-Mansiysk, Nga. Olympiad Cờ vua thứ 40 được tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và Olympiad Cờ vua thứ 41 sẽ được tổ chức ở Tromsø, Na Uy.
Kết quả Olympiad
sửa* Năm 1976, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa không tham gia vì lý do chính trị.
Xếp hạng các đội
sửaTính tổng số huy chương mà mỗi đội giành được qua tất cả các kỳ Olympiad.
# | Quốc gia | Vàng | Bạc | Đồng | Tổng |
---|---|---|---|---|---|
1 | Liên Xô | 18 | 1 | 0 | 19 |
2 | Nga | 6 | 3 | 1 | 10 |
3 | Hoa Kỳ | 5 | 5 | 9 | 19 |
4 | Hungary | 3 | 6 | 2 | 11 |
5 | Armenia | 3 | 0 | 3 | 6 |
6 | Ukraina | 2 | 1 | 3 | 6 |
7 | Nam Tư | 1 | 6 | 5 | 12 |
8 | Ba Lan | 1 | 2 | 3 | 6 |
9 | Đức* | 1 | 1 | 3 | 5 |
10 | Trung Quốc | 1 | 0 | 0 | 1 |
11 | Anh | 0 | 3 | 3 | 6 |
12 | Argentina | 0 | 3 | 2 | 5 |
13 | Tiệp Khắc | 0 | 2 | 1 | 3 |
14 | Hà Lan | 0 | 1 | 1 | 2 |
14 | Thụy Điển | 0 | 1 | 1 | 2 |
14 | Israel | 0 | 1 | 1 | 2 |
17 | Bosna và Hercegovina | 0 | 1 | 0 | 1 |
17 | Đan Mạch | 0 | 1 | 0 | 1 |
17 | Uzbekistan | 0 | 1 | 0 | 1 |
20 | Bulgaria | 0 | 0 | 1 | 1 |
20 | Estonia | 0 | 0 | 1 | 1 |
- Tính cả Đông Đức và Tây Đức.
Kết quả cá nhân
sửaCác kết quả cá nhân xuất sắc nhất:
# | Kỳ thủ | Quốc gia | Olymp. | Trận | Thắng | Hòa | Thua | % | Huy chương |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | Tigran Petrosian | Liên Xô | 129 | 78 | 50 | 1 | 81.4 | 6 - 0 - 0 | |
2 | Mikhail Tal | Liên Xô | 101 | 65 | 34 | 2 | 81.2 | 5 - 2 - 0 | |
3 | Anatoly Karpov | Liên Xô | 68 | 43 | 23 | 2 | 80.1 | 3 - 2 - 0 | |
4 | Isaac Kashdan | Hoa Kỳ | 79 | 52 | 22 | 5 | 79.7 | 2 - 1 - 2 | |
5 | Vassily Smyslov | Liên Xô | 113 | 69 | 42 | 2 | 79.6 | 4 - 2 - 2 | |
6 | David Bronstein | Liên Xô | 49 | 30 | 18 | 1 | 79.6 | 3 - 1 - 0 | |
7 | Garry Kasparov | Liên Xô (1) | 82 | 50 | 29 | 3 | 78.7 | 7 - 2 - 2 | |
8 | Alexander Alekhine | Pháp | 72 | 43 | 27 | 2 | 78.5 | 2 - 2 - 0 | |
9 | Milan Matulović | Nam Tư | 78 | 46 | 28 | 4 | 76.9 | 1 - 2 - 0 | |
10 | Paul Keres | Liên Xô (2) | 141 | 85 | 44 | 12 | 75.9 | 5 - 1 - 1 | |
11 | Efim Geller | Liên Xô | 76 | 46 | 23 | 7 | 75.6 | 3 - 3 - 0 | |
12 | James Tarjan | Hoa Kỳ | 51 | 32 | 13 | 6 | 75.5 | 2 - 1 - 0 | |
13 | Bobby Fischer | Hoa Kỳ | 65 | 40 | 18 | 7 | 75.4 | 0 - 2 - 1 | |
14 | Mikhail Botvinnik | Liên Xô | 73 | 39 | 31 | 3 | 74.7 | 2 - 1 - 2 | |
15 | Salo Flohr | Tiệp Khắc | 82 | 46 | 28 | 8 | 73.2 | 2 - 1 - 1 |
CHÚ Ý:
- Chỉ những kỳ thủ tham dự Olympiad ít nhất 4 lần mới được tính trong danh sách này.
- Chỉ tính huy chương cá nhân của các kỳ thủ, theo thứ tự vàng - bạc - đồng.
- (1) Kasparov tham dự 4 kỳ Olympiad đầu cho Liên Xô, còn lại cho Nga. 4 huy chương vàng là do có hiệu suất thi đấu (lần đầu được giới thiệu ở Thessaloniki 1984) cao nhất, 3 huy chương vàng còn lại là do số điểm giành được nhiều nhất tại bàn 1.
- (2) Keres tham dự 3 kỳ Olympiad đầu cho Estonia, còn lại cho Liên Xô.
Xem thêm
sửa- Giải Vô địch Cờ vua Đồng Đội châu Âu
- Liên Xô và Phần còn lại của thế giới
- Olympiad Cờ vua Nữ
- Giải Vô địch Cờ vua Thế giới
- Đại hội Thể thao Trí tuệ Thế giới (World Mind Sports Games)
- Tổ chức Thể thao Trí tuệ (Mind Sports Organization)
Chú thích
sửa- ^ a b c d e f g h Brace, Edward R. (1977), An Illustrated Dictionary of Chess, Hamlyn Publishing Group, tr. 64, ISBN 1-55521-394-4
- ^ FIDE History by Bill Wall. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
- ^ a b Recognized Sports of the International Olympic Committee International Olympic Committee official website. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
- ^ International Federation (IF) for chess. International Olympic Committee official website. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
- ^ FIDE - Uniting the Chess World FIDE Official website. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
- ^ ARISF Members Association of Recognized IOC International Sports Federation. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
- ^ Complete FIDE Anti-Doping Documents FIDE official website. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2008.
- ^ Controversy over FIDE doping check ChessBase.com Retrieved ngày 2 tháng 5 năm 2008.
- ^ The Insanity of Drug Testing in Chess Lưu trữ 2012-06-23 tại Wayback Machine by Jeremy Silman Retrieved ngày 2 tháng 5 năm 2008.
- ^ Chess Olympiad in Dresden 2008 Lưu trữ 2013-10-31 tại Wayback Machine chinaorbit.com Retrieved ngày 2 tháng 5 năm 2008.
- ^ FIDE submits regulation changes for Chess Olympiad Fide.com
Liên kết ngoài
sửa- Trang web chính thức của FIDE:
- Dữ liêu trên OlimpBase:
- Olympiads Data and Trivia from Bill Wall Lưu trữ 2012-10-25 tại Wayback Machine
- Chess Olympiad 2010 details Lưu trữ 2020-09-17 tại Wayback Machine