Nhóm ngôn ngữ Malay-Sumbawa

Nhóm ngôn ngữ Malay-Sumbawa là một phân nhóm được đề xuất trong ngữ hệ Nam Đảo, là sự kết hợp nhóm ngôn ngữ Malaynhóm ngôn ngữ Chăm với các ngôn ngữ ở Java và miền tây quần đảo Sunda Nhỏ, ngoại trừ tiếng Java (Adelaar, 2005)[2][3]. Nếu hợp lệ, nó sẽ là một họ được chứng minh lớn nhất của ngữ tộc Malay-Polynesia ngoài Ngữ chi Châu Đại Dương.

Malay-Sumbawa
(tranh cãi)
Phân bố
địa lý
Sumatra, Java, Borneo, Việt Nam, Bali, Tây Nusa Tenggara
Phân loại ngôn ngữ họcNam Đảo
Ngữ ngành con
Glottolog:mala1536[1]
{{{mapalt}}}
Nhóm ngôn ngữ Malay-Sumbawa
Ngôn ngữ ở Campuchia, Việt Nam, Hải Nam và mũi phía bắc của Sumatra là các ngôn ngữ Chăm (màu tím). Các ngôn ngữ Iban (màu cam) được tìm thấy chủ yếu ở nội địa miền tây Borneo, có lẽ là quê hương của các dân tộc Malay, và trên khắp Sarawak. Các ngôn ngữ Malay (màu đỏ sẫm) phân bố từ trung tâm Sumatra, trên khắp bán đảo Malay và khắp vùng Kalimantan ven biển. Sunda (màu hồng), Madura (son sẫm) và các ngôn ngữ Bali–Sasak–Sumbawa (lục) được tìm thấy trong và xung quanh Java.

Tuy nhiên, nhóm con Malay-Sumbawa không được chấp nhận rộng rãi, trong đó có phản đối của Blust (2010) và Smith (2017).[4][5]

Phân loại

sửa

Theo Adelaar (2005),[2] thành phần của nhóm như sau:

Malayo-Sumbawan

Tiếng Java nhất thiết nên loại ra; những điểm tương đồng giữa tiếng Java và các ngôn ngữ Bali-Sasak chủ yếu giới hạn trong ngữ vực 'cao', và biến mất khi ngữ vực 'thấp' được lấy làm đại diện cho ngôn ngữ. Điều này tương tự như trường hợp của tiếng Anh, nơi từ vựng 'tinh tế' hơn cho thấy mối liên hệ với tiếng Pháp, nhưng ngôn ngữ ở dạng "cơ bản" thể hiện mối quan hệ gần gũi hơn với các ngôn ngữ German như tiếng Đức và tiếng Hà Lan. Tiếng Moken cũng bị loại trừ.

Tiếng Sunda dường như chia sẻ những biến âm với tiếng Lampung, nhưng tiếng Lampung không phù hợp với phân loại nhóm ngôn ngữ Malay-Sumbawa của Adelaar.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Malayo-Sumbawan”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ a b Adelaar Alexander. 2005. Malayo-Sumbawan. Oceanic Linguistics 44(2): 357-388.
  3. ^ K. Alexander Adelaar & Nikolaus Himmelmann, 2005. The Austronesian languages of Asia and Madagascar. Routledge. London & New York. 842 trang. ISBN 9780415681537, ISBN 0415681537
  4. ^ Blust, Robert (2010). “The Greater North Borneo Hypothesis”. Oceanic Linguistics. 49 (1): 44–118. doi:10.1353/ol.0.0060. JSTOR 40783586.
  5. ^ Smith, Alexander D. (2017). “The Western Malayo-Polynesian Problem”. Oceanic Linguistics. 56 (2): 435–490. doi:10.1353/ol.2017.0021.

Liên kết ngoài

sửa