Nguyễn Huy Nhuận hay Nguyễn Quang Nhuận (chữ Hán: 阮光潤; 1677[c] hoặc 1678 - 1758)[3] là một Thượng thư[1][2] thời Lê trung hưng, đã đỗ tiến sĩ[4][5][6] vào thời Lê Hy Tông.[7][8]

Nguyễn Huy Nhuận
Triệu quận công
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1677 hoặc 1678[c]
Nơi sinh
Làng Phú Thị,[a][b] huyện Gia Lâm (Hà Nội)
Mất1758 (80–81 tuổi)
Giới tínhnam
Gia quyến
Hậu duệ
Nguyễn Huy Dận[d]
Học vấnTiến sĩ
Tước hiệuTriệu quận công
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳNhà Lê trung hưng

Thân thế

sửa

Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Nguyễn Huy Nhuận là người làng Phú Thị,[9][10][a][b] huyện Gia Lâm (Hà Nội),[7][8][11] theo một số nguồn thì ông sinh năm 1677.[3][c] Ông được cho là cận tổ của dòng họ Nguyễn Huy tại làng Phú Thị,[12] một dòng họ được cho là có nhiều người đỗ đạt và làm quan.[13]

Sự nghiệp

sửa

Nguyễn Quang Nhuận đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân[14][15][16][17] khoa Quý Mùi niên hiệu Chính Hòa thứ 24 năm 1703,[12][13][18][19] khi đã 26 tuổi, vào thời Lê Hy Tông,[8] theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông mới đi thi một lần đã đỗ, rồi đổi tên thành Huy Nhuận. Năm Vĩnh Thịnh Mậu Tý 1708, Nguyễn Huy Nhuận làm Phó Đô ngự sử,[20] được chúa Trịnh ban tước Nghĩa Xuyên hầu.[7]

Ông sung Phó sứ sang cống nhà Thanh vào năm 1723,[20] khi tới Yên Kinh ông cùng với Chính sứ Phạm Khiêm Ích và Phó sứ Phạm Đình Kính mừng vua Thanh Thế Tông lên ngôi,[8] dâng ba bài thơ, được vua Thanh khen ngợi và thưởng ba bộ sách. Khi đi sứ về vào năm 1726, ông được thăng Tả thị lang bộ Hình, tước Triệu quận công,[8][21] sau đổi thành Tả thị lang bộ Binh.[7]

Năm 1728, Nguyễn Huy Nhuận làm Trưởng đoàn, và Nguyễn Công Thái, Phó đoàn, được cử đi giao thiệp về việc cắm dấu mốc biên giới, lấy về cho An Nam 40 dặm đất, giữ vững mỏ đồng Tụ Long với nhà Thanh tại biên giới.[22] Để đảm bảo mốc giới được chắc chắn và lâu dài, Nguyễn Huy Nhuận cho dựng một tấm bia ở nơi giáp ranh, nội dung bia do chính ông soạn như sau: "Giới mốc châu Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang, nước An Nam, lấy sông Đỗ Chú làm căn cứ. Ngày 18 tháng 9, năm Ung Chính thứ 6 (1728), chúng ta là Nguyễn Huy Nhuận, Tả thị lang Bộ Binh và Nguyễn Công Thái, Tế tửu Quốc Tử Giám, được triều đình ủy sai, vâng theo chỉ dụ lập bia đá này".[Di trạch đường gia phả, gia phả họ Nguyễn Huy ở Phú Thị, Gia Lâm 1]

Ông được thăng Thượng thư bộ Công vào năm 1733. Mùa thu năm 1734, được làm Thượng thư bộ Lễ, hàm Thiếu phó và được làm Tham tụng (Tể tướng) trong phủ.[13][23][24] Đồng thời, ông cũng được cùng cầm quyền chính với Nguyễn Công Thái và Nguyễn Quý Cảnh, đến năm 1741 được chúa cho kiêm chức Đốc đồng tại trấn Kinh Bắc.[7]

Sau ông được trải thăng Thượng thư bộ Hộ, hàm Thái bảo vào hầu giảng tòa Kinh diên (giảng dạy cho vua chúa), trông coi việc tại Quốc tử giám (Tri Quốc Tử Giám) do có nhiều công lao, theo Lịch triều hiến chương loại chí thì ông đã "nắm giữ hết cả việc quân việc dân, cai quản tướng sĩ, khuyên răn quan lại, yên dân, dẹp giặc".[7]

Cuối đời

sửa

Ông về hưu năm 1742, khi đã 65 tuổi, do đã già. Sau đó, ông lại được Chúa gọi ra làm bậc Phụng thị ngũ lão, hầu Chúa, trải lên chức Đại Tư Không. Đến năm 81 tuổi thì mất, năm Mậu Dần 1758, được tặng Đại Tư Mã, Thái.[7]

Vinh danh

sửa

Nguyễn Huy Nhuận được đặt tên đường tại địa phận xã Phú Thị, Gia Lâm,[25] Hà Nội,[26] (quê hương ông) dài đến 1140 m, rộng hai làn đường, mỗi bên 10,5 m.[27] Một đầu đường nối ra đường Quốc lộ 5 (A), kéo dài con đường này qua đường tàu là đường trục phía Bắc của Đại đô thị Vinhome Ocean Park Gia Lâm, đầu kia kéo dài nối vào đường Ỷ Lan, phía Nam con đường chỗ gần Ngã tư Sủi là Khu di tích Đình - Đền - Chùa Phú Thị (Sủi).

Nhận định

sửa

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, thuộc Nhân vật chí, Phan Huy Chú có viết riêng một mục về ông tại phần "Người phò tá có công lao tài đức" (quyển 8).[7]

Gia đình

sửa

Nguyễn Huy Nhuận có một số người em con chú như Nguyễn Huy Mãn và Nguyễn Huy Thuật,[28] đều thành đạt[18] và đỗ tiến sĩ.[6], làm quan trong triều. Ông có vợ cả là con gái của Hiến sát sứ Nguyễn Cộng tại làng Tử Đình thuộc xã Cổ Linh, Gia Lâm. Vợ thứ của ông là con gái Hữu Tham nghị tại xã Bất Căng, Thanh Hóa.[29] Ông có cháu gọi bằng bác ruột là Nguyễn Huy Bá, cũng là Tiến sỹ (Tiến triều), Đông các đại học sỹ, làm quan trong triều đình, cùng phe với Đặng Thị Huệ (bà Chúa Chè). Nguyễn Huy xứng đáng là một danh gia vọng tộc ở xứ Kinh Bắc xưa.

Con ông là Nguyễn Huy Dận[28][d] học giỏi, đỗ cao, đỗ Giải nguyên rồi đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn thời Cảnh Hưng năm 1748,[6][13] sau làm đến Đại học sĩ Đông các. Ông có cháu nội là Nguyễn Huy Cẩn,[28][e] là con Nguyễn Huy Dận,[30] đỗ Hội nguyên Tiến sĩ[7] năm 1760.[6][13]

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b Bản dịch Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của Viện Sử học Việt Nam viết là "xã Phú Thị".[8]
  2. ^ a b Theo Tổng tập dư địa chí Việt Nam tập 3 của Bùi Văn Vượng thì làng Phú Thị tục gọi là Sủi.[3]
  3. ^ a b c Theo một số tài liệu thì ông sinh năm 1678.[1][2]
  4. ^ a b Có tài liệu chép là Nguyễn Huy Dẫn.[13]
  5. ^ Có sách chép là Nguyễn Huy Cận.[30]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Vũ Ngọc Khánh 2008, tr. 242, 459
  2. ^ a b Vũ Ngọc Khánh 2006, tr. 255, 435
  3. ^ a b c Bùi Văn Vượng 2012, tr. 622-624
  4. ^ Phạm Minh Thảo 2007, tr. 195.
  5. ^ Viện văn hóa dân gian (Việt Nam) 2004, tr. 46.
  6. ^ a b c d Viện dân tộc học (Việt Nam) 2010, tr. 9
  7. ^ a b c d e f g h i Phan Huy Chú 2014, tr. 201-202
  8. ^ a b c d e f Quốc sử quán triều Nguyễn & Viện Sử học (Việt Nam) 1998
  9. ^ Viện văn hóa dân gian (Việt Nam) 2002, tr. 32.
  10. ^ Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam) & Viện nghiên cứu văn hóa dân gian (Việt Nam) 2002, tr. 72
  11. ^ Đỗ Văn Ninh 2000, tr. 446.
  12. ^ a b Nguyễn Vinh Phúc 2005, tr. 295
  13. ^ a b c d e f Vũ Văn Luân 2007, tr. 312
  14. ^ Đỗ Văn Ninh 2000, tr. 442, 446.
  15. ^ Vũ Ngọc Khánh & Phạm Minh Thảo 2005, tr. 88.
  16. ^ Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo & Nguyễn Thị Thu Hà 2003, tr. 47.
  17. ^ Viện Sử học (Việt Nam) 1993, tr. 88.
  18. ^ a b Bùi Xuân Đính & Nguyễn Viết Chức 2004, tr. 44
  19. ^ Bùi Hạnh Cẩn 1985, tr. 54.
  20. ^ a b Mai Phong & Đặng Xuân Khanh 2000, tr. 114
  21. ^ Mai Xuân Hải và đồng nghiệp 2004, tr. 165.
  22. ^ Mai Xuân Hải và đồng nghiệp 2004, tr. 221.
  23. ^ Trịnh Xuân Tiến 2003, tr. 25, 78.
  24. ^ Bùi Hạnh Cẩn 1985, tr. 84.
  25. ^ Cao Kim Anh (ngày 6 tháng 12 năm 2013). “Đặt tên đường phố: Lấy ý kiến nhân dân làm gốc”. baotintuc.vn. Lưu trữ bản gốc 9 Tháng 12 2013. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  26. ^ Tuấn Nguyễn (ngày 6 tháng 5 năm 2017). “Xe tải "vua" lại lộng hành”. www.tienphong.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2017.
  27. ^ “Công bố 34 phố mới ở Thủ đô Hà Nội”. news.zing.vn. ngày 6 tháng 12 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2017.
  28. ^ a b c Phạm Bích Ngọc 2006, tr. 76
  29. ^ Viện văn hóa dân gian (Việt Nam) 2004, tr. 47.
  30. ^ a b Nguyễn Tiến Cường 1998, tr. 134

Thư mục

sửa
  1. Bùi Hạnh Cẩn (1985), Lê Quý Đôn, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa
  2. Viện Sử học (Việt Nam) (1993), Nghiên cứu lịch sử, số 267, Viện Sử học
  3. Nguyễn Tiến Cường (1998), Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, Nhà xuất bản Giáo dục
  4. Quốc sử quán triều Nguyễn; Viện Sử học (Việt Nam) (1998), “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên, quyển 36”, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (PDF), Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục
  5. Đỗ Văn Ninh (2000), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  6. Mai Phong; Đặng Xuân Khanh (2000), Vương Hường (biên tập), Cổ kim trùng danh trung tính khảo, Nhà xuất bản Văn học
  7. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam); Viện nghiên cứu văn hóa dân gian (Việt Nam) (2002), Thông báo vǎn hóa dân gian 2001, Đại học quốc gia
  8. Viện văn hóa dân gian (Việt Nam) (2002), Văn hóa dân gian, Viện văn hóa dân gian, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam
  9. Trịnh Xuân Tiến (2003), Ân vương Trịnh Doanh, Nhà xuất bản Lao động
  10. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo; Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  11. Bùi Xuân Đính; Nguyễn Viết Chức (2004), Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
  12. Mai Xuân Hải; Trịnh Khắc Mạnh; Đào Thái Tôn; Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) (2004), Thông báo Hán Nôm học năm 2004, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  13. Viện văn hóa dân gian (Việt Nam) (2004), Văn hóa dân gian, Viện văn hóa dân gian, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam
  14. Nguyễn Vinh Phúc (2005), Hà Nội: Cõi đất - Con người, Nhà xuất bản Thế giới
  15. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  16. Phạm Bích Ngọc (2006), Confucian Education and Examinations in Thăng Long - Hà Nội (bằng tiếng Anh), Thế giới Publishers
  17. Vũ Ngọc Khánh (2006), Văn thần Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  18. Phạm Minh Thảo (2007), Hoa sen trong giếng ngọc, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  19. Vũ Văn Luân (2007), Chuyện kể Thăng Long Hà Nội, Nhà xuất bản Thanh niên
  20. Vũ Ngọc Khánh (2008), Quan lại trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên
  21. Viện dân tộc học (Việt Nam) (2010), Tạp chí dân tộc học, số 163-168, Viện dân tộc học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam
  22. Bùi Văn Vượng (2012), Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Thanh niên
  23. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2

Đọc thêm

sửa


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “Di trạch đường gia phả, gia phả họ Nguyễn Huy ở Phú Thị, Gia Lâm”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="Di trạch đường gia phả, gia phả họ Nguyễn Huy ở Phú Thị, Gia Lâm"/> tương ứng