Nghi binh là hoạt động lừa dối trong quân sự,[1] gây lầm lẫn về địa điểm tấn công, dẫn đến quyết định sai về hướng tiến quân của quân bị tấn công. Khi các lực lượng viện binh dồn đến điểm nghi binh, quân tấn công sẽ tấn công vào nơi khác vốn dĩ là mục tiêu chính yếu đã chọn.

Quân G (xanh lục) đánh nghi binh quân C (màu cam) tại điểm đóng C1.

Nghi binh chiến thuật

sửa

Tấn công nghi binh

sửa

Một cuộc tấn công nghi binh sẽ được tiến hành để thúc đẩy quân thù tiến hành hoạt động phòng thủ đối với các điểm bị tấn công. Nó thường được sử dụng như một sự chuyển hướng để buộc kẻ thù phải tập trung nhiều nhân lực hơn trong một khu vực nhất định, từ đó làm suy yếu lực lượng họ ở một khu vực khác.[2]

Rút lui nghi binh

sửa

Một cuộc rút lui nghi binh (Giả vờ rút lui) được thực hiện sau một thời gian ngắn chiến đấu với quân thù, sau đó rút lui. Nó được thiết kế để khiến kẻ thù đuổi theo vào một điểm phục kích đã chuẩn bị trước, hoặc gây ra sự hỗn loạn. Một số ví dụ:

Nghi binh trên bộ:

Nghi binh thủy chiến:

Nghi binh chiến lược

sửa

Hoạt động nghi binh chiến lược nhằm thăm dò khả năng phản ứng quân sự toàn diện của nước thù địch hoặc đồng minh của họ.

Một số ví dụ là Chiến dịch Đường 14 - Phước Long được tiến hành bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuối năm 1974. Trận nghi binh này thăm dò khả năng phản ứng[8] của không quân và khả năng phản ứng quân sự toàn diện của Quân đội Mỹ. Khi không có hoạt động phản ứng lại cuộc tấn công này, QĐNDVN bắt đầu cuộc tổng tấn công trong năm 1975, dẫn đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa.

Tham khảo

sửa
  1. ^ MẠNH Thắng (3 tháng 1 năm 2017). “Nghệ thuật nghi binh trong Chiến dịch Tây Nguyên 1975”. Quân đội nhân dân. Truy cập 13 tháng 10 năm 2018..
  2. ^ Maxwell, Garret (1994). Faoil, Foil, Saber, and Épée Fencing: Skills, Safety, Operations, and Responsibilities. Penn State Press. tr. 48.
  3. ^ Thạc sĩ VŨ BÌNH TUYỂN, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (18 tháng 4 năm 2017). “Nghi binh lừa địch – nét đặc sắc của chiến dịch Tây Nguyên”. Quân đội nhân dân. Truy cập 13 tháng 10 năm 2018..
  4. ^ PGS, TS. NGUYỄN MINH ĐỨC (22 tháng 11 năm 2013). “Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 – nghệ thuật đánh bại quân xâm lược ngay từ trận đầu, trên tuyến đầu”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân, web:tapchiqptd.vn/. Truy cập 13 tháng 10 năm 2018..
  5. ^ Lê Quý Hoàng (8 tháng 8 năm 2016). “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy”. Biên phòng, web:bienphong.com.vn/. Truy cập 13 tháng 10 năm 2018..
  6. ^ “Trận Bạch Đằng Năm 981”. Đời sống và pháp luật, web:doisongphapluat.com/. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2018. Truy cập 13 tháng 10 năm 2018..
  7. ^ HÀ THÀNH (20 tháng 1 năm 2015). “Nghệ thuật kết hợp tác chiến thủy, bộ trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút (năm 1785)”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân, web:tapchiqptd.vn/. Truy cập 13 tháng 10 năm 2018..
  8. ^ Đại tá NGUYỄN ĐỒNG THỤY (26 tháng 1 năm 2015). “Nét đặc sắc của nghệ thuật tác chiến trong chiến dịch Đường số 14 - Phước Long năm 1975”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Truy cập 13 tháng 10 năm 2018. Đoạn 3:...là cơ sở để Bộ Chính trị đánh giá thực lực của chủ lực ngụy và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ, tiến tới hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975.

Liên kết ngoài

sửa