Khu vực hai của nền kinh tế

Khu vực thứ hai của nền kinh tế bao gồm các ngành kinh tế sản xuất ra những sản phẩm cuối cùng và có thể sử dụng được.

Khái niệm

sửa

Theo cách phân loại cổ điển về các ngành kinh tế của Colin Grant Clark[1] thì khu vực thứ hai của nền kinh tế sử dụng những đầu vào là sản phẩm của khu vực thứ nhất để gia công, chế biến thành những sản phẩm hoàn chính và phù hợp cho người tiêu dùng và các xí nghiệp sử dụng (để gia công, chế biến nữa). Nòng cốt của khu vực thứ hai là các ngành chế tạoxây dựng.

Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm khu vực thứ hai của nền kinh tế ở mỗi quốc gia một khác và có thể không hoàn toàn giống cách phân loại của Clark. Có quốc gia gộp cả ngành khai thác khoáng sản vào khu vực thứ hai này. Lại có quốc gia đưa ngành sản xuất điện, nước, khí đốt vào khu vực thứ ba[2]

Các quốc gia có sản lượng công nghiệp lớn nhất, theo IMFCIA World Factbook, năm 2015
Kinh tế
Các quốc gia theo sản lượng công nghiệp năm 2015 (tỷ đô la Mỹ)
(01)   Trung Quốc
4.922
(02)   Hoa Kỳ
3.752
(03)   Nhật Bản
1.164
(04)   Đức
1.016
(05)   Anh Quốc
588
(06)   Ấn Độ
559
(07)   Hàn Quốc
555
(08)   Pháp
479
(09)   Ý
456
(10)   Brasil
453
(11)   México
448
(12)   Canada
440
(13)   Nga
427
(14)   Indonesia
408
(15)   Ả Rập Xê Út
387
(16)   Úc
362
(17)   Tây Ban Nha
312
(18)   UAE
214
(19)   Thổ Nhĩ Kỳ
202
(20)   Thụy Sĩ
184

20 quốc gia có sản lượng công nghiệp lớn nhất năm 2015, theo IMFCIA World Factbook.

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Colin Grant Clark - Nhà kinh tế học người Anh (1905-1989).
  2. ^ Theo phân loại chính thức các ngành kinh tế ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê chủ trì, không có khu vực thứ hai. Song các tài liệu kinh tế và thống kê vẫn lập một nhóm gọi là Công nghiệp-Xây dựng có thể xem là tương đương với khái niệm Khu vực thứ hai của nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp bao gồm cả khai thác khoáng sản, sản xuất điện nước, khí đốt; còn xây dựng bao gồm cả lắp đặt.