Izanagi (Nhật: イザナギ? trong Cổ sự ký ghi là 伊邪那岐; trong Nhật Bản thư kỷ ghi là 伊弉諾) là một trong 12 vị thần thuộc thần thế thất đại trong thần thoại Nhật Bảnthần đạo. Ông còn được gọi bằng những cái tên Izanagi-no-Mikoto hay Izanagi-no-Ōkami.

Izanagi
イザナギ
Tìm kiếm trên biển với Tenkei (天瓊を以て滄海を探るの図 Tenkei o motte sōkai o saguru no zu?). Tranh của Kobayashi Eitaku, 1880-90 (MFA, Boston). Izanagi với ngọn giáo Amenonuhoko ở bên phải, Izanami ở bên trái.
Thông tin chung
Tên đầy đủIzanagi-no-Mikoto
Tên khácIzanagi-no-Ōkami
Giới tínhnam
VợIzanami
ConKagu-tsuchi, Hiruko, Amaterasu, TsukuyomiSusanoo
Thần xãTaga-taisha, Izanagi Jingu
Cổng thông tin Thần đạo

Thần thoại

sửa

Izanagi và Izanami

sửa

Izanagi và vợ, đồng thời cũng là em gái, Izanami, đã sáng tạo ra các hòn đảo của Nhật Bản và sinh ra nhiều vị thần quyền năng trong thần đạo. Izanami đã chết sau khi sinh ra thần lửa Kagu-tsuchi, quá phẫn nộ, Izanagi đã lập tức chém Kagu-tsuchi thành tám khúc bằng thanh kiếm Totsuka-no-Tsurugi. Sau đó, ông đã xuống hoàng tuyền với hy vọng có thể đưa người vợ của mình trở về. Nhưng Izanami đã ăn thức ăn của hoàng tuyền nên không thể trở về được nữa. Izanagi đã phản bội lời hứa sẽ không nhìn vợ và đã thắp nên một ngọn lửa, chỉ để nhìn thấy cô trong diện mạo quái dị của quái vật. Quá xấu hổgiận dữ, Izanami đã phái thần sét Yakusa no ikazuchi no kami và sửu nữ Yomotsu-shikome đuổi giết ông ta. Izanagi đã trốn thoát, nhưng Izanami, giờ đã trở thành nữ thần chết thề sẽ giết hàng ngàn người mỗi ngày. Izanagi đáp lại rằng sẽ có một ngàn năm trăm người được sinh ra mỗi ngày.[1][2][3]

Tắm rửa và sinh ra Amaterasu, Tsukuyomi và Susanoo

sửa

Trong lúc tắm rửa sau khi trở về, Izanagi đã sinh ra nữ thần mặt trời Amaterasu từ mắt trái, thần mặt trăng Tsukuyomi từ mắt phải và thần bão Susanoo từ mũi.[4]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Phillipi, Donald L. (1969). Kojiki. Tokyo: University of Tokyo Press. tr. 66.
  2. ^ Chamberlain, Sir Basil Hall (1882). “A Translation of the 'Ko-ji-ki', or Records of Ancient Matters”. Transactions of the Asiatic Society of Japan. VI, Section IX. Yokohama. tr. 86.; Reedited in Horne, Charles Francis biên tập (1917). The Sacred Books and Early Literature of the East: With an Historical Survey and Descriptions. 13. Parke. tr. 8–61. Wikisource:   ""2.1 The Land of Hades".
  3. ^ Aston, William George (1896). Nihongi: Chronicles of Japan from the Earliest Times to A.D. 697. 1. London: Japan Society of London. tr. 24-.
  4. ^ Melvyn Bragg (22 tháng 9 năm 2011). “In Our Time”. www.bbc.co.uk (Podcast). British Broadcasting Corporation. Sự kiện xảy ra vào lúc 17:14. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.