Hoàng Xuân Hành
Hoàng Xuân Hành (1866? – 1941/1942), biệt hiệu là Giám Hành, là một chí sĩ trong phong trào Đông Du và khởi nghĩa Yên Thế trong lịch sử Việt Nam.
Thân thế
sửaHoàng Xuân Hành quê ở làng Hoàng Trù, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Thanh, tỉnh Nghệ An, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là em trai của Hoàng Xuân Đường, tức chú ruột của bà Hoàng Thị Loan, mẹ của Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam độc lập sau này.[1]
Cuộc đời
sửaHoàng Xuân Hành làm nghề thầy đồ ở các làng gần quê. Khoảng 1904–1906, trước sự vận động của Phan Bội Châu, ông cùng Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương, Vương Thúc Nghiêm thành lập phân Hội Duy Tân ở huyện Nam Thanh, hưởng ứng phong trào Đông Du.[1]
Năm 1906, ông cùng Phạm Văn Ngôn, Vương Thúc Nghiêm, Bùi Xuân Phong[2] đến nhờ cậy thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám, xây dựng đồn Tú Nghệ.[1][3][4]
Năm 1915, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù.[1] Năm 1925, ông ra tù, đúng lúc Phan Bội Châu bị dẫn độ về Việt Nam và bị quản thúc tại Huế. Ông vào Huế thăm cụ Phan. Năm 1942, không lâu sau khi Phan Bội Châu mất, ông qua đời.[1]
Vinh danh
sửaTên của ông được đặt cho một con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tên đường lại đặt sai thành Hoàng Xuân Hoành.[5][6]
Tham khảo
sửa- Vũ Thanh Sơn, Anh hùng hào kiệt Việt Nam, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2018.
Chú thích
sửa- ^ a b c d e Hải Hưng; Nguyễn Thị Tuyến (15 tháng 5 năm 2020). “Di tích gắn với cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Báo Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
- ^ Bùi Xuân Phong tức Tú Bùi, em trai của Bùi Xuân Tài (ông nội của nhà văn Sơn Tùng), tử trận ở Yên Thế.
- ^ H.T. (16 tháng 5 năm 2010). “Chuyện nhà văn Sơn Tùng gặp người chị ruột Bác Hồ ở Làng Sen”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
- ^ Nguyễn Huệ (19 tháng 11 năm 2014). “Bí ẩn chưa được biết tới về cái chết và phần mộ của Hoàng Hoa Thám”. Báo Lao động. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
- ^ Hữu Công (23 tháng 9 năm 2020). “38 tên đường ở TP HCM bị đặt sai”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
- ^ Lê Phạm Sơn Hải (16 tháng 4 năm 2017). “Ngổn ngang tên đường”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.