Hiệp ước Shimonoseki
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Hiệp ước Shimonoseki (tiếng Nhật: 下関条約, đã Latinh hoá: Shimonoseki Jōyaku) hay Hiệp ước Mã Quan (giản thể: 马关条约; phồn thể: 馬關條約; bính âm: Mǎguān tiáoyuē) được ký kết ở sảnh đường Shunpanrō, thành phố Shimonoseki, Yamaguchi, vào ngày 17 tháng 4 năm 1895 giữa Đế quốc Đại Nhật Bản và Đế quốc Đại Thanh, kết thúc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Hội nghị hòa bình diễn ra từ ngày 20 tháng 3 đến ngày 17 tháng 4 năm 1895 và hiệp ước được ký kết đã nối tiếp và áp đảo Hiệp ước thương mại và hữu nghị Trung-Nhật năm 1871.
Soạn thảo và ký kết
sửaJohn W. Foster, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ kiêm tư vấn pháp lý của nhà Thanh đã soạn thảo hiệp ước. Hiệp ước sau đó được ký đại diện Nhật Bản là Thủ tướng Itō Hirobumi, Bá tước Mutsu Munemitsu (thay mặt cho Nhật hoàng); đại diện nhà Thanh là đại thần Lý Hồng Chương và Lý Kinh Phương.
Tham khảo
sửaNội dung
- Điều 1: Trung Quốc công nhận hoàn toàn và trọn vẹn nền độc lập và quyền tự chủ của Triều Tiên, do đó, việc Triều Tiên cống nạp và thực hiện các nghi lễ và thủ tục đối với Trung Quốc, làm tổn hại đến nền độc lập và quyền tự chủ đó, sẽ hoàn toàn chấm dứt trong tương lai.
- Điều 2 và 3: Trung Quốc nhượng cho Nhật Bản toàn bộ và vĩnh viễn chủ quyền của quần đảo Pescadores (Bành Hồ) , Formosa (Đài Loan) và bán đảo Liêu Đông cùng với tất cả các công sự, công binh xưởng và tài sản công.
- Điều 4: Trung Quốc đồng ý trả cho Nhật Bản khoản bồi thường chiến tranh là 200.000.000 lạng bạc (7.500.000 kilôgam/16.534.500 pound bạc).
- Điều 5: Trung Quốc mở cửa Sa Thị (Shashih), Trùng Khánh (Chungking), Tô Châu (Soochow) và Hàng Châu (Hangchow) cho Nhật Bản. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ trao cho Nhật Bản quy chế Tối huệ quốc (tương đương, không cao hơn, các mối quan hệ thương mại được trao cho Vương quốc Anh , Hoa Kỳ và Pháp vào năm 1843-44 và cho Nga vào năm 1858).