Họ Vừng[1] (danh pháp khoa học: Pedaliaceae) là một họ thực vật có hoa được xếp vào bộ Scrophulariales trong hệ thống CronquistLamiales trong hệ thống phân loại do Angiosperm Phylogeny Group đề xuất. Cronquist gộp cả họ Martyniaceae vào trong Pedaliaceae, nhưng các nghiên cứu phân tử chỉ ra rằng hai họ này không có quan hệ họ hàng gần do chúng không tạo thành một nhóm đơn ngành. Các khác biệt về phấn hoa và kiểu đính noãn gợi ý rằng tốt nhất là nên tách rời chúng thành 2 họ[2]. Vì thế APG coi chúng là hai họ riêng biệt. Cả hai họ đều có đặc trưng là có các lông nhầy — làm cho thân và lá của chúng có cảm giác nhơn nhớt và sền sệt — và quả có móc hay sừng. Họ Vừng theo APG chứa 13 chi với khoảng 70 loài[3].

Họ Vừng
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Pedaliacae
R.Br., 1810
Chi điển hình
Pedalium
D.Royen ex L., 1759
Các chi
Danh pháp đồng nghĩa
  • Sesamaceae Berchtold & J. Presl

Vừng (Sesamum indicum) là một trong những lại cây trồng để sản xuất vừng hạt.

Đặc trưng

sửa
 
Uncarina ankaranensis

Chủ yếu là cây thân thảo sống một năm hay lâu năm, ít thấy dạng cây bụi với lá sớm rụng. Sống trong môi trường có độ ẩm vừa phải hay khô hạn, chủ yếu ven biển hay ven sa mạc tại khu vực nhiệt đới Cựu thế giới, đa dạng nhất về loài tại châu Phi. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá nguyên hoặc xẻ. Khi bị xẻ, có dạng lông chim hay thùy xẻ nường xuôi. Gân lá dạng lông chim. Không có lá kèm. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa đơn độc hoặc thành cụm dạng xim. Bao hoa với đài và tràng hoa phân biệt với 5 lá đài và 5 cánh hoa. Nhị 4, nhị lép 1. Bầu nhụy thượng. Bộ nhụy 2 lá noãn. Kiểu đính noãn là gắn trụ. Quả dạng quả nang hay quả kiên có móc hay gai. Hạt có nội nhũ mỏng hay không nội nhũ. Nội nhũ dạng dầu[4].

Các chi

sửa

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ Martyniaceae trên website của APG.
  3. ^ Pedaliaceae trên website của APG.
  4. ^ Watson L. và Dallwitz M.J. (1992 trở đi), Pedaliaceae Lưu trữ 2007-10-15 tại Wayback Machine trong The families of flowering plants: descriptions, illustrations, identification, and information retrieval. Phiên bản: 10-4-2009. http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine

Tham khảo

sửa